Bật mí những món ăn của Việt Nam nghe xong thì "hết hồn" nhưng ăn lại không chê vào đâu được

Lại Ninh
Mặc dù nghe xong cái tên sẽ khiến bạn khá hoảng hốt nhưng nếu một lần được nếm thử hương vị của chúng bạn sẽ mê mẩn luôn đấy.

Ẩm thực Việt Nam vốn dĩ rất đa dạng. Trong đó phải kể đến những món ăn với cái tên vô cùng lạ lẫm. Nghe xong có khi bạn phải giật mình đấy!

1. Da trâu thối

Đây là món ăn đặc trưng của đồng bào miền Tây Bắc. Món da trâu thối có mùi hương đánh thức vị giác cực mạnh. Nhiều người thậm chí còn không dám thử hoặc e ngại đến gần. Da của con trâu sau khi lọc ra vẫn giữ nguyên phần lông, đem gói vào lá chuối và ủ trong khoảng hai ngày. Sau một thời gian ủ, da trâu bốc mùi thì đem rửa sạch (lúc này lông sẽ rụng hết). Sau đó, người ta đem miếng da trâu đi phơi, rồi dùng nấu canh bon, hoa chuối hoặc nướng tùy sở thích.

Bật mí những món ăn của Việt Nam nghe xong thì

Với người dân nơi đây, da trâu thối là một món ăn đặc sản với hương vị vô cùng thơm ngon. Tuy nhiên với người ăn không quen, đây quả thực là một món ăn đầy thách thức.

Bật mí những món ăn của Việt Nam nghe xong thì

2. Bánh ngải

Đây là món bánh rất ngon và không thể thiếu đối với người dân tộc Nùng. Đối với họ, bánh ngải là món ăn truyền thống và trở thành tinh hoa của đất trời. Bánh ngải được làm từ bột nếp kết hợp cùng nhân đỗ cho thêm đường nên có vị ngọt dịu. Khi làm, người ta thường trộn trước bột bánh với lá ngải để bánh có màu xanh. Bánh được bán ở các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, khách du lịch đến đây đều không quên mua bánh ngải về làm quà.

Bật mí những món ăn của Việt Nam nghe xong thì

3. Rau bò khai

Nghe cái tên có vẻ hơi kì lạ nhưng đây chính là đặc sản của vùng Tây Bắc. Loại rau này có bề ngoài rất giống với rau ngót nhưng thân lại tròn và mập mạp. Phần ngọn thường được chế biến thành các món như xào tỏi, xào với trứng, xào với thịt bò hay hải sản. Đặc biệt loại rau này có mùi hơi khai nên người ta thường phải vò kĩ trước khi nấu.

Bật mí những món ăn của Việt Nam nghe xong thì

4. Bánh trứng kiến

Bánh trứng kiến là một trong những món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc Tày vùng Bắc Kạn, Cao Bằng. Đúng như tên gọi, phần nhân của nó được làm hoàn toàn từ trứng kiến - một loại kiến đen rừng rất mẩy, béo và có hàm lượng đạm cao.

Bật mí những món ăn của Việt Nam nghe xong thì

Trứng kiến sau khi thu hoạch sẽ được rửa sạch, phi trên chảo với hành khô và thịt heo, lạc rang giã nhỏ và một ít lá kiệu làm nhân. Bánh được gói hai lớp với lá vả. Bánh trứng kiến có vị bùi ngậy đặc trưng của lá vả quyện với lớp vỏ gạo nếp dẻo thơm và lớp nhân trứng kiến căng mọng béo ngậy, đậm đà mang đến hương vị khá độc đáo so với những loại bánh nếp quen thuộc khác.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bật mí những món ăn của Việt Nam nghe xong thì "hết hồn" nhưng ăn lại không chê vào đâu được tại chuyên mục Món ngon của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Món ngon khác

Độc đáo hương vị Tết cung đình

Tết này, chúng mình hãy cùng nhau đến thăm cố đô Huế - nơi còn lưu giữ dấu ấn của vương triều nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam - để khám phá các loại bánh, mứt Tết đã xuất hiện trong ẩm thực cung đình xưa kia nhé!

Hương vị Tết xưa: Chua ngọt vị mứt me

Ngày nay, các món bánh, mứt, kẹo ngày Tết vừa đẹp về hình thức vừa phong phú về hương vị. Nhưng có một số món kẹo, mứt dân dã từ xa xưa vẫn không thể thiếu khi Tết đến xuân về trong mỗi gia đình.

Dẻo thơm chè lam xứ Đoài

Dịp Tết, nếu về xứ Đoài (vùng đất phía Tây Hà Nội), bạn sẽ được thưởng thức món bánh chè lam mộc mạc, dung dị nhưng đầy đủ hương vị: Thơm dịu của bột nếp, ngọt ngào của mật mía, cay nồng của gừng và bùi ngậy của lạc...