Bún bề bề chua mê hoặc thực khách Sài Gòn

Phan Thu Trang
Vị chua của me, vị cay của ớt hòa cùng vị ngọt của hàng chục loại nguyên liệu đã khiến tô bún bề bề Sài Gòn luôn hấp dẫn bởi sự đậm đà tròn vị.

Bề bề là tên gọi khác của tôm tít, loại hải sản giàu chất dinh dưỡng, ngoài hấp bia, hấp nước dừa, rang muối, nướng phô mai, bề bề còn được dùng làm nguyên liệu chính để nấu bún.

Để có được tô bún bề bề chất lượng, nồi nước lèo phải đủ chất. Các đầu bếp Sài Gòn thường dùng nước dừa tươi hầm với các loại xương, me tươi, cà chua, dầu điều, muối, đường, bột nêm và một số gia vị khác. Nước lèo sau khi nêm nếm sẽ có vị đậm đà để khi chan vào bún cho cảm giác vừa miệng. Để tô bún ngon, nồi nước lèo phải luôn sôi.

Chả tôm, chả cá viên là một trong những nguyên liệu được cho vào tô bún bề bề.

Có quán, đầu bếp còn dùng thêm loại chả cá với công thức đặc biệt nhằm làm tăng thêm mùi vị riêng biệt của tô bún bề bề.

Mực hấp cho cảm giác sần sật của hương vị biển.

Ngao giúp nước lèo của tô bún thêm ngọt ngào đậm đà.

Chả heo và đậu hũ chiên là nguyên liệu không thể thiếu.

“Nhân vật chính” của tô bún là những con bề bề được bóc vỏ và tỉa sạch sau khi hấp. Bề bề được chọn là loại còn tươi sống. Bằng bí quyết của mình, bề bề hấp của các đầu bếp Sài Gòn luôn có vị ngọt và mang đậm hương vị biển.

Bún bề bề Sài Gòn ăn kèm rau muống bào và chén muốn tiêu chanh. Tô bún chất lượng có giá từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng. Không chỉ có bề bề, nhiều quán còn có cả thịt cua và càng cua. Thực khách có thể tìm ăn tại các quán trên đường Hoa Lan (Phú Nhuận) hoặc Nguyễn Thị Thập (quận 7).

Theo Vnexpress

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Bún bề bề chua mê hoặc thực khách Sài Gòn tại chuyên mục Món ngon của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Món ngon khác

Hương vị Tết xưa: Chua ngọt vị mứt me

Ngày nay, các món bánh, mứt, kẹo ngày Tết vừa đẹp về hình thức vừa phong phú về hương vị. Nhưng có một số món kẹo, mứt dân dã từ xa xưa vẫn không thể thiếu khi Tết đến xuân về trong mỗi gia đình.

Dẻo thơm chè lam xứ Đoài

Dịp Tết, nếu về xứ Đoài (vùng đất phía Tây Hà Nội), bạn sẽ được thưởng thức món bánh chè lam mộc mạc, dung dị nhưng đầy đủ hương vị: Thơm dịu của bột nếp, ngọt ngào của mật mía, cay nồng của gừng và bùi ngậy của lạc...

Tới Phú Thọ nhớ ăn bún cọ

Phú Thọ là vùng đất của “rừng cọ, đồi chè”. Đời sống của người dân nơi đây gắn bó với cây cọ bao đời nay. Lá cọ được dùng để lợp mái nhà, làm quạt, chổi, nón, mành; thân cọ làm ván sàn, cột nhà; còn quả cọ là nguyên liệu không thể thiếu của nhiều món ăn. Để tớ kể các bạn nghe...