Cá cơm chiên giòn mật ong, ăn là mê

Phan Thoa
Cá cơm chiên giòn tẩm mật ong ăn vào những ngày se lạnh này thì không gì bằng... Sau giờ học, chúng ta hãy thử vào bếp làm món ăn này nhé!

Nguyên liệu

- 200g cá cơm

- 15g tương ớt

- 15g ớt sa tế

- 30ml mật ong

- Bột mì

- Rau sống, ớt trái ăn kèm

Cách làm

- Cá cơm rửa sạch, để lên rổ cho ráo nước.

- Ướp vào cá khoảng một thìa nhỏ muối, để từ 1 đến 2 tiếng.

- Pha hai thìa canh MẬT ONG, hai thìa canh nước mắm, ít ớt bột. Nêm hơi ngọt ngọt, mặn mặn là vừa.

- Đổ bột năng áo đều khắp thân cá.

- Đun nóng dầu, đổ cá cơm vào chiên vàng.

- Cá vàng, gắp cá ra rổ nhôm cho chảy hết bớt dầu ăn.

- Đổ bớt dầu ăn ở chảo, phi tỏi và hành lá cho thơm, nhanh tay đổ bát mật ong vào, châm vào xíu nước lạnh. Đun sôi đến khi hỗn hợp hơi sền sệt.

- Tiếp theo cho cá vào, đảo đều để hỗn hợp mật ong bám đều quanh thân cá và khô lại, tắt bếp. Múc ra đĩa dùng nóng với cơm.

Món cá chiên mật ong này khá đưa cơm. Cá có xương mềm, được chiên vàng giòn lại còn thấm đều nước mắm tỏi cay ngọt, ăn với cơm nóng thì tuyệt vời. Những ngày lạnh lạnh, gió mùa về, bạn hãy làm món cá chiên mắm tỏi để cả nhà đổi vị.

Minh Anh (tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Cá cơm chiên giòn mật ong, ăn là mê tại chuyên mục Món ngon của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Món ngon khác

Hương vị Tết xưa: Chua ngọt vị mứt me

Ngày nay, các món bánh, mứt, kẹo ngày Tết vừa đẹp về hình thức vừa phong phú về hương vị. Nhưng có một số món kẹo, mứt dân dã từ xa xưa vẫn không thể thiếu khi Tết đến xuân về trong mỗi gia đình.

Dẻo thơm chè lam xứ Đoài

Dịp Tết, nếu về xứ Đoài (vùng đất phía Tây Hà Nội), bạn sẽ được thưởng thức món bánh chè lam mộc mạc, dung dị nhưng đầy đủ hương vị: Thơm dịu của bột nếp, ngọt ngào của mật mía, cay nồng của gừng và bùi ngậy của lạc...

Tới Phú Thọ nhớ ăn bún cọ

Phú Thọ là vùng đất của “rừng cọ, đồi chè”. Đời sống của người dân nơi đây gắn bó với cây cọ bao đời nay. Lá cọ được dùng để lợp mái nhà, làm quạt, chổi, nón, mành; thân cọ làm ván sàn, cột nhà; còn quả cọ là nguyên liệu không thể thiếu của nhiều món ăn. Để tớ kể các bạn nghe...