Chất béo có công dụng như thế nào đối với tuổi dậy thì?

Đinh Mai
Chất béo là thành phần vô cùng cần thiết đối với sự phát triển của cơ thể, nhưng cần cung cấp chất béo như thế nào là hợp lý và đúng đắn nhất, bạn đã biết chưa?

Những lầm tưởng về chất béo đối với tuổi dậy thì

Ăn nhiều cũng chẳng sao

Bất cứ thứ gì nằm trong chế độ dinh dưỡng đều có giới hạn nhất định. Vượt quá giới hạn này đều bước sang ngưỡng cửa thừa và lạm dụng, chất béo cũng vậy.

Mặc dù các bạn đang ở độ tuổi phát triển và cần rất nhiều dinh dưỡng. Chất béo lại là 1 trong 2 chất tham gia vào cấu trúc cơ thể. Song điều đó không có nghĩa là bạn dùng chất béo một cách... không giới hạn.

Vai trò chất béo với cơ thể là kiến tạo màng tế bào, màng các bào quan, xây dựng lên các hoóc-môn steroid như hoóc-môn hướng dục, tham gia cấu tạo nên phần lớn cấu trúc của hệ thần kinh. Đây cũng là chất tạo nên sự mỡ màng, mũm mĩm và đáng yêu của tuổi trẻ.

Nhưng dù thế, lượng chất béo dùng cho trẻ em nói chung không nên vượt quá 30% khẩu phần dinh dưỡng. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì hàm lượng chất béo nên là 40%. Với trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, hàm lượng chất béo chỉ nên là 30%. Bắt đầu ở các độ tuổi đi học, chỉ nên là 25%. Từ độ tuổi tiếp theo đến trưởng thành (12 - 18 tuổi), hàm lượng chất béo chỉ nên dừng ở 20%.

Nếu cứ cố tình ăn nhiều chất béo, hậu quả trước mắt đương nhiên là béo phì. Mà sự hệ lụy sâu sa trong tương lai là các bạn nhỏ sẽ phải gánh một nguy cơ rối loạn chuyển hóa rất cao: tăng huyết áp vô căn, đái tháo đường tuýp 2 và các bệnh tự miễn. Vì thế, các bạn nên ăn đủ chất béo, không ăn thừa và cũng không ăn thiếu.

Chỉ ăn thuần chất béo thực vật

Sự thực: đúng là chất béo động vật ẩn chứa tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe với chúng ta. Đó là bởi vì chất béo động vật chứa rất nhiều acid béo no. Trong 100 mỡ lợn có chừng 40g acid béo no, còn lại là 55g acid béo không no. Bên cạnh đó, mỡ động vật lại có nhiều cholesterol, trong 100g có khoảng 95mg cholesterol. Đây là các thành phần dễ bám vào thành mạch và làm xơ vữa động mạch, không có lợi. Thêm vào đó, mỡ động vật thường có mùi vị thơm ngon và độ ngậy khi chế biến. Vì thế, dễ tạo cảm giác thèm ăn và ăn nhiều hơn mức cho phép.

Nhưng đó không phải là tất cả chất béo động vật đều có hại. Đứng về mặt chuyển hóa, chuyển hóa acid béo no là đơn giản hơn acid béo chưa no. Acid béo no còn là thành phần tham gia chủ yếu vào cấu tạo màng tế bào. Có tới trên 50% chất béo ở màng tế bào là acid béo no. Acid béo no mạch dài có tác dụng tăng cường hấp thụ canxi, acid béo no mạch ngắn có khả năng kháng lại vi khuẩn sinh sản. Vì thế, acid béo no cũng không hoàn toàn gây hại với các bạn nhỏ lứa tuổi đang lớn và trưởng thành.

Vì vậy, một thực đơn chuẩn sẽ bao gồm cả chất béo động vật và chất béo thực vật. Chất béo động vật thường đi kèm trong thịt. Vì thế, chế độ ăn của các bạn cần có dầu ăn nhưng nhớ phải kèm cả thịt hàng ngày thì mới thực sự đủ và cân bằng. Một tuần bạn nên chế biến thực phẩm với mỡ động vật chừng 2 bữa là đủ. Tỉ lệ mỡ động vật và dầu thực vật nên là 3/7 trong đó nếu mỡ động vật là 3 phần thì dầu thực vật sẽ là 7 phần.

Đánh đồng chất béo thực vật như nhau

Sự thật: điều này là hết sức sai lầm. Mỗi một loại hạt chứa dầu có tên khác nhau, nên đương nhiên chúng sẽ có thành phần dầu khác nhau.

Các loại dầu thực vật sẽ khác nhau ở chỗ: thành phần acid béo no, thành phần acid béo không no, thành phần các vitamin quan trọng đi kèm.

Có loại dầu thực vật rất giàu acid béo chưa no như dầu mè, dầu ngô, dầu oliu có khoảng trên 80% là acid béo chưa no (rất giàu acid béo chưa no), 12 - 15% là acid béo no; dầu lạc có khoảng 75% là acid béo chưa no, 16 - 17% là acid béo no; dầu đậu nành có khoảng 70% là acid béo chưa no, 15% là acid béo no; dầu dừa thì có tận 85% là acid béo no (nghịch đảo) và chỉ khoảng 8% là acid béo no.

Chúng cũng khác nhau về vitamin đi kèm. Vitamin K rất phong phú ở dầu đậu nành, dầu oliu và dầu mè, trong khi đó vitamin E lại có rất nhiều trong dầu ngô và dầu lạc.

Vì thế, khi chọn dầu các bạn nên chọn loại dầu nào có hàm lượng tương đối acid béo chưa no, nhiều vitamin E và có bổ sung vitamin A, D và canxi. Ví dụ dầu oliu, dầu lạc, dầu đậu nành là rất tốt.

Những loại thực phẩm chứa chất béo tốt cho cơ thể của bạn

Dầu ăn

Sử dụng dầu ăn là một trong những cách đơn giản nhất để kết hợp các axit béo Omega 6 và Omega 3 trong chế độ ăn uống của bé. Các loại dầu như dầu hoa hướng dương, dầu oliu, dầu ngô (có nguồn gốc từ các nguồn không biến đổi gen) và dầu rum là nguồn chất béo không bão hòa tốt cho cơ thể đấy nhé!

Các bạn có thể lựa chọn các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp như tôm, cá hồi, cá ngừ, cá da trơn. Cá hồi và các ngừ tươi là các loại các giàu axit béo Omega3. Ăn nhiều cá sẽ giúp bạn có trái tim khỏe mạnh.

Trái bơ

Bơ rất giàu chất béo không bão hòa đơn. Nó giúp cho bạn phát triển lành mạnh và giảm cholesterol xấu trong cơ thể đấy nhé!

Giống như cá, thịt gà cũng là một nguồn chất béo không bão hòa giàu Omega 3, chưa kể còn rất thơm ngon nữa!

Khả Ngân (tổng hợp)

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Chất béo có công dụng như thế nào đối với tuổi dậy thì? tại chuyên mục Dinh Dưỡng của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Dinh Dưỡng khác

Ưu và nhược điểm của nước ép trái cây với trẻ em

Nước ép trái cây là một lựa chọn đồ uống lành mạnh khi so sánh với nước ngọt có đường. Loại nước uống này giàu chất dinh dưỡng. Nước ép trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất phytochemical giống như trái cây nguyên quả.

Những loại trái cây, rau củ nên ăn cả vỏ

Nhiều loại trái cây, rau củ không chỉ giàu dinh dưỡng ở phần ruột mà còn có vỏ chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa. Theo chuyên gia dinh dưỡng Michelle Routhenstein, tận dụng vỏ không chỉ bổ sung dinh dưỡng mà còn giảm lãng phí thực phẩm. Dưới đây là 6 loại bạn nên cân nhắc ăn cả vỏ:

Bí kíp cho bữa sáng siêu ngon, siêu khỏe dành cho bạn nhỏ

Bữa sáng chính là "siêu năng lượng" để bắt đầu một ngày mới thật vui và học tập thật tốt. Ăn sáng không chỉ giúp khỏe mạnh mà còn giúp đầu óc tỉnh táo, học gì cũng nhanh nhớ. Cùng khám phá những món ăn sáng ngon lành, bổ dưỡng dưới đây nhé!

Chăm sóc sức khỏe toàn diện từ dầu gấc Vinaga-DHA

Ngoài tăng cường sức đề kháng, làm đẹp da, sáng mắt, dầu gấc được bổ sung DHA còn giúp bổ não, tăng cường trí nhớ. Đây là lợi ích cho sức khỏe mà dòng sản phẩm dầu gấc viên nang Vinaga-DHA hướng tới nhằm chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Lợi ích bất ngờ từ Mứt vỏ bưởi

Trong văn hóa Việt Nam, mứt Tết không chỉ là món ăn truyền thống mà còn mang ý nghĩa tâm linh, được dùng để lễ cúng gia tiên, thể hiện lòng biết ơn và mong ước một năm mới thịnh vượng.