Thật nhiều định kiến cho việc ăn vặt như đây là thói quen không lành mạnh, gây tăng cân, hại sức khỏe,... Tuy nhiên, có phải ăn vặt lúc nào cũng xấu?
Theo nhóm nghiên cứu từ Đại học Y Cáp Nhĩ Tân, một chế độ ăn nhẹ gồm các loại trái cây sau bữa sáng và một số sản phẩm từ sữa sau bữa tối mang tới khá nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể, giảm nguy cơ tim mạch và ung thư,...
Ăn vặt thì cũng có loại “this” loại “that”, quan trọng là cách bạn chọn món ăn vặt cũng như thời điểm, tần suất và số lượng món ăn nữa. Dưới đây là 4 mẹo nhỏ giúp bạn tăng cường sức khỏe khi ăn vặt.
Thời điểm và món ăn vặt
Qua nghiên cứu cho thấy, buổi sáng bạn nên ăn trái cây và các loạt hạt cho bữa phụ. Trong khi đó, hãy dành sữa và các sản phẩm từ sữa sau bữa tối, tốt nhất nên ăn sữa chua và nước sữa chua.
Nhìn chung, món ăn vặt dù vào thời gian nào cũng nên cách bữa chính 2 giờ đồng hồ, điều này giúp bạn ăn ngon miệng hơn vào bữa chính.
Chọn món ăn vặt chiếm 10-20% lượng calo một ngày
Bạn nên kiểm soát tỷ lệ calo bữa ăn nhẹ hàng ngày ở mức 10-20%, nếu đang có nhu cầu giảm cân, có thể giảm xuống mức dưới 10%.
Nguyên tắc chọn món ăn vặt: "có thể sử dụng để ăn thường xuyên", "ăn thích hợp" và "ăn hạn chế".
Nguyên tắc này sẽ phụ thuộc vào lượng chất béo, đường và muối của nhóm thực phẩm này. Ví dụ:
Với cấp độ “có thể sử dụng để ăn thường xuyên”, bạn nên chọn nhóm thực phẩm ít béo, ít đường, ít muối như trái cây, sữa chua,..
Với nhóm “ăn thích hợp”, lượng chất béo, muối và đường nên ở mức vừa phải. Bạn có thể chọn socola, xúc xích, giăm bông,... cho bữa phụ. Nhưng chỉ nên ăn khoảng 1-2 lần một tuần thôi nhé.
Cuối cùng với nhóm “ăn hạn chế” – đây là nhóm chứa nhiều đường, muối và chất béo như khoai tây chiên, gà rán, bánh ngọt,... bạn nên hạn chế hoặc không ăn càng tốt.