Mê hoặc vị giác với món cá kho cay ngày mát trời

ctv07
Vị ngọt của cá hòa cùng nước sốt đậm đà mà cay cay thật cuốn hút vị giác người ăn. Ăn cùng một miếng cơm trắng nóng hổi thật ấm bụng ngày mát trời.

Cá là loại thực phẩm không những phổ biến mà còn rất có lợi cho sức khỏe.

Thịt cá có hàm lượng protein cao cùng với nhiều loại vitamin và khoáng chất. Đặc biệt protein trong cá rất dễ hấp thụ và rất tốt cho sự tiêu hóa của con người, đặc biệt là với các teen. Nhờ vậy mà hệ tiêu hóa không phải hoạt động nhiều giờ để tiêu hóa lượng cá đã ăn như đối với các loại thịt động vật khác.

Ấy biết không, khác với những thực phẩm chính cung cấp protein như thịt bò, thịt lợn... cá không chứa nhiều cholesterol, chất béo không bão hòa gây hại cho sức khỏe. Chính vì vậy ăn nhiều cá ấy cũng không lo sẽ bị tăng cân, máu nhiễm mỡ hay các bệnh về tim mạch.

Bên cạnh đó, ăn cá còn giúp các ấy có một bộ não khỏe mạnh và thông minh hơn. DHA trong axit không no của cá có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng tế bào não và hệ thần kinh.

Cá cũng là một thực phẩm rất hữu ích đối với sự phát triển xương khớp của các ấy. Hàm lượng cao vitamin D trong cá rất cần thiết cho sự hấp thụ canxi trong cơ thể, từ đó giúp ấy có một khung xương khỏe mạnh.

Với những lợi ích kể trên, các ấy hãy thường xuyên ăn cá hơn để có cơ thể khỏe mạnh nhé. Hôm nay thieunien.vn xin giới thiệu đến các ấy món cá kho cay với cách chế biến cực đơn giản nhé.

Chuẩn bị:

- 500g cá (các bạn có thể chọn loại cá mình thích nhé)

- 1 củ gừng băm nhỏ, 1 củ tỏi, hành lá, rau mùi

- Ớt bột, hạt tiêu, xì dầu, dầu ăn, dầu mè, đường

Cách chế biến:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

- Cá làm sạch, thái khúc vừa ăn.

- Rửa sạch và thái hành lá, rau mùi thành những đoạn ngắn khoảng 2cm. Tỏi đập giập; gừng thái lát mỏng.

Bước 2: Rán cá

Ấy bắc chảo lên bếp, cho vào khoảng 3 thìa dầu ăn. Khi dầu đã nóng, thả vào chảo vài lát gừng vào cho thơm. Kế tiếp ấy cho cá vào rán cháy cạnh. Khi rán cá, ấy hãy để bếp ở mức lửa to giúp cá nhanh vàng mà không bị khô thịt.

Khi cá đã rán xong, ấy gắp cá để riêng vào một cái nồi và cho xì dầu, dầu mè, đường vào cùng và để khoảng 20 phút cho cá ngấm gia vị.

Bước 3: Kho cá

- Ấy cho tỏi và nước nóng vào nồi cho vừa ngập miếng cá và bắc lên bếp đun sủi với mức lửa lớn. Khi nước đã sủi ấy giảm nhiệt rồi kho tiếp đến lúc phần nước kho gần cạn hết thì cho ớt bột và tiêu vào.

- Tiếp tục kho nhỏ lửa đến khi nào nước trong nồi sền sệt thì cho hành và rau mùi vào nồi rồi tắt bếp.

Lưu ý: Lúc kho ấy không nên đảo cá mạnh tay và nhiều lần vì như vậy cá sẽ bị nát, mất ngon.

Món cá kho khá đơn giản và rất phù hợp ăn vào những ngày mát trời. Miếng cá nâu màu cánh gián quyện với nước sốt vô cùng cuốn hút, lại thêm mùi hành ngò thơm phưng phức, nhìn thôi đã muốn ăn thử. Đưa miếng cá vào miệng sẽ thấy vị ngọt của thịt cá thấm đượm với vị đậm đà của nước xì dầu kèm theo chút cay nồng của ớt và tiêu. Lùa thêm miếng cơm trắng vào ăn cùng thì thật chẳng còn gì tuyệt vời hơn. Tất cả hòa quyện lại chắc chắ khiến ấy thấy cực kỳ ngon miệng và muốn ăn mãi để giữ cái hương vị đủ đầy của món ăn hấp dẫn này đấy.

Ấy hãy thử làm món cá kho cay chiêu đãi cả nhà ngay nhé. Chắc chắn mọi người sẽ phải trầm trồ đấy.

Tuyết Trinh

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Mê hoặc vị giác với món cá kho cay ngày mát trời tại chuyên mục Món ngon của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Món ngon khác

Hương vị Tết xưa: Chua ngọt vị mứt me

Ngày nay, các món bánh, mứt, kẹo ngày Tết vừa đẹp về hình thức vừa phong phú về hương vị. Nhưng có một số món kẹo, mứt dân dã từ xa xưa vẫn không thể thiếu khi Tết đến xuân về trong mỗi gia đình.

Dẻo thơm chè lam xứ Đoài

Dịp Tết, nếu về xứ Đoài (vùng đất phía Tây Hà Nội), bạn sẽ được thưởng thức món bánh chè lam mộc mạc, dung dị nhưng đầy đủ hương vị: Thơm dịu của bột nếp, ngọt ngào của mật mía, cay nồng của gừng và bùi ngậy của lạc...

Tới Phú Thọ nhớ ăn bún cọ

Phú Thọ là vùng đất của “rừng cọ, đồi chè”. Đời sống của người dân nơi đây gắn bó với cây cọ bao đời nay. Lá cọ được dùng để lợp mái nhà, làm quạt, chổi, nón, mành; thân cọ làm ván sàn, cột nhà; còn quả cọ là nguyên liệu không thể thiếu của nhiều món ăn. Để tớ kể các bạn nghe...