Mẹ - Người viết nên câu chuyện cổ tích của đời tôi

quochoi
Bạn Đinh Vũ Tùng Lâm đã có những chia sẻ đầy xúc động về người mẹ của mình...

Một buổi chiều cuối năm, tôi thong thả dọn dẹp lại căn phòng nhỏ của mình. Lần giở từng bức ảnh từ ngày thơ bé, cầm trên tay những tấm giấy khen…, tôi rưng rưng nghĩ về mẹ. Mẹ tôi, người mẹ nhỏ bé mà kiên cường, nghị lực. Tôi thầm nghĩ, nếu mình không là con của mẹ thì chắc gì tôi đã là tôi của ngày hôm nay.

Tôi không được may mắn như các bạn cùng trang lứa, khi tôi ba tuổi, bác sĩ nói tôi mắc chứng rối loạn tự kỉ dạng tăng động. Mẹ kể dạo ấy không phút nào tôi chịu ngồi yên, tôi nghịch ngợm, ngỗ ngược phá phách. Thậm chí, tôi còn bị hạn chế về khả năng ngôn ngữ giao tiếp. Tôi không thể phát âm tròn vành, rõ tiếng, diễn đạt vụng về, ngọng nghịu… Mẹ bảo lúc ấy mẹ như đứt từng khúc ruột, nhưng vì thương con, mẹ tôi đã gạt nước mắt và sẵn sàng làm tất cả vì tôi. Người ta thường nói, nuôi con vất vả trăm bề, còn với mẹ nỗi vất vả như nhân lên gấp bội lần. Mẹ cạy cục xin cho tôi đi học vì không phải trường nào cũng dám nhận một đứa trẻ như tôi. Mẹ như người bạn lớn đồng hành cùng tôi mỗi buổi đến trường,mỗi buổi ngoại khóa,hồi tiểu học mẹ thường xuyên có mặt mỗi khi lớp tôi có buổi xem phim hay hoạt động ngoại khóa,mẹ luôn là người kết nối tôi và các bạn vì những ngày đầu đến trường tôi rất khó hòa nhập.

Mỗi ngày mẹ bắt tôi phải đọc trơn tru một bài ca dao, một câu tục ngữ, mẹ còn ngồi đến khuya để cùng đánh vần bảng cửu chương với tôi. Tôi vẫn còn nhớ năm học lớp ba, khi học về văn miêu tả, mẹ đã cùng với tôi lang thang rong ruổi trên mỗi góc phố để tập quan sát một cái cây, người qua đường hay con mèo đi lạc… Có mẹ bên cạnh, tôi bớt quậy phá, tôi dần biết nghe lời. Tôi cũng dần thích nghi với môi trường học tập mới và rụt rè làm quen với các bạn. Có mẹ bên cạnh, tôi dần diễn đạt tốt hơn, tôi bớt sợ môn Văn và tỏ ra thích thú đặc biệt với những hình vẽ, con số. Còn nhớ bài kiểm tra đầu tiên được điểm 10, tôi vụng về khoe với mẹ. Mẹ cười mà sao mắt mẹ lại đỏ hoe?

Tôi bắt đầu biết tự ý thức và thấy thương mẹ là khi tôi học lớp bốn. Hồi ấy tôi vẫn ngủ cùng mẹ, một lần, tôi tỉnh giấc và cảm thấy trời đã khuya lắm rồi. Quờ tay sang không thấy mẹ đâu, tôi bắt đầu hoang mang. Bỗng tôi nghe thấy tiếng lạch cạch ở góc phòng. Thì ra mẹ vẫn đang cặm cụi làm việc bên máy tính. Lúc ấy, lòng tôi xốn xang lạ kì, tôi nghe trong cô nghèn nghẹn, sống mũi cay cay… Tôi nhớ ra mẹ thích uống trà nóng. Tôi rón rén xuống nhà rót một cốc trà nóng bưng lên cho mẹ. Mẹ rất ngạc nhiên. Sau này, mẹ vẫn bảo tôi rằng lúc ấy mẹ hạnh phúc vô cùng, thậm chí còn hạnh phúc hơn khi tôi đạt điểm tốt.

Ảnh minh họa. 

Chính mẹ là người khuyến khích, động viên tôi đến với toán học. Bắt đầu từ kì thi Violympic (giải Toán qua mạng), tôi được mẹ định hướng và gửi tôi đến với những thầy cô giáo giỏi & tận tâm. Tôi mạnh dạn đăng kí thử sức với những kì thi Toán ở bậc khó hơn và mang về những giải thưởng, những tấm huy chương. Tôi biết đằng sau thành công của tôi là biết bao sự hi sinh và những giọt nước mắt âm thầm, những lo lắng, trăn trở của mẹ. Mẹ săn sóc từng bữa ăn, giấc ngủ cho tôi. Mẹ chở tôi đi học, mẹ đồng hành với tôi trong mỗi kì thi.

Có một điều mẹ luôn nhắc nhở tôi đó là sự nhẫn nại, lòng khiêm tốn và thái độ ‘‘Nhìn lên cao để thấy mình còn thấp, nhìn xuống thấp để thấy mình chưa cao’’. Trải qua mỗi cuộc thi quan trọng, tôi càng thấm thía về lời nhắn nhủ ấy của mẹ tôi.
Có lần một người bạn của tôi từng khoe được đi du lịch nhiều nơi, được thưởng thức nhiều món ăn lạ, được một mình ngắm cảnh tuyết rơi… Kể xong, cậu ấy hỏi tôi : ‘‘Thế cậu có được như tớ không ?’’. Tôi chỉ cười : ‘‘Tớ không được đi chơi nhiều như cậu, nhưng đi đâu tớ cũng có mẹ, thế là đủ ’’, càng nói càng cảm thấy hãnh diện về mẹ mình nhiều hơn.

Tôi muốn nói về mẹ nhiều hơn thế. Tôi muốn được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ dạy tập nói, tập hát như ngày còn bé. Tôi muốn được ngắm nhìn đôi mắt long lanh, khuôn mặt bừng sáng của mẹ mỗi khi tôi làm được một việc tốt. Giờ đây, tôi biết tôi cần phải mạnh mẽ, dũng cảm hơn trên mỗi hành trình sắp tới. Bởi vì tôi muốn mẹ vui.

Mẹ - người đã giúp cuộc đời tôi thêm ý nghĩa. Mẹ - người đã viết nên câu chuyện cổ tích mà tôi từng mơ ước. 

Như một lời thơ vang mãi :

‘‘Mẹ, có nghĩa là mãi mãi
Là cho đi, không đòi lại bao giờ"

Cổ tích thường bắt đầu từ ‘‘Ngày xưa, có một vị vua…’’ hay bắt đầu từ ‘‘Ngày xưa, có một công chúa…’’ ?

Cổ tích còn bắt đầu từ ‘‘Ngày xưa, có mẹ…’’.


Đinh Vũ Tùng Lâm

Lớp 9A2, Trường THCS Cầu Giấy.

Cuộc thi "NGƯỜI PHỤ NỮ CON YÊU" do Báo điện tử Thiếu niên Tiền phong tổ chức (từ 06/03 đến 31/03) là nơi để độc giả chia sẻ, gửi gắm tâm tư, nỗi niềm của mình với mẹ, bà và những người phụ nữ bạn yêu thương, kính trọng trong cuộc đời.

Bài dự thi gửi về địa chỉ email: cuocthi@thieunien.vn.

Bài dự thi ghi rõ: Bài dự thi “Người phụ nữ con yêu”.

- Họ tên:

- Địa chỉ:

- Điện thoại:

- Đường link Facebook:

- Thí sinh được tham gia không giới hạn số lượng bài dự thi

- Thể loại: Bài viết (1 ảnh và tối thiểu 400 chữ, tối đa 1.500 chữ)

- Bộ ảnh kèm chú thích (3-10 ảnh, tối đa 200 chữ/ảnh)

- Bài video (tối thiểu 30 giây và tối đa 5 phút)

- Ngoài ra, Ban tổ chức cũng chấp nhận các dạng bài dưới dạng tranh vẽ (Vẽ chân dung mẹ, bà, cô giáo…v.v)

- Ảnh dự thi có thể chụp bằng máy ảnh, điện thoại di động hoặc các thiết bị kỹ thuật số khác. Bài ảnh và bài viết chưa từng đăng trên các báo, diễn đàn khác.

- Viết bằng tiếng Việt, có dấu, không viết tắt, không sử dụng teencode...

Xem thể lệ cuộc thi chi tiết tại đây.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Mẹ - Người viết nên câu chuyện cổ tích của đời tôi tại chuyên mục Sáng Tác của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Chiếc giày lẻ

Lớp An có một bạn mới chuyển đến. Bạn ấy tên Tùng và nhà nghèo lắm. Hơn thế, Tùng chỉ ...

Dòng sông trong tim tôi

Dòng sông giống như dòng chảy của thời gian. Từ xa xưa, loài người đã có mối liên kết đặc ...

Bài Sáng Tác khác

Vị tướng đan sọt

- Mau tránh đường cho Đức Ông dẫn quân đi qua! Tay Phạm Ngũ Lão vẫn thoăn thoắt đan sọt, đầu nghĩ tới những chiến lược quân sự nên chàng không nghe thấy tiếng thét của quân lính.

Mùi của nắng

Nếu ai đó hỏi bạn: Mùi nắng có mùi gì? Bạn sẽ trả lời thế nào? Thật khó để nói rõ vì đây là một thứ mơ hồ không thể nói cho rõ. Mùi của nắng.

Tình yêu của bà

Mai được sinh ra ở đất nước xa xôi Hàn Quốc, 6 tháng tuổi về Việt Nam và từ đó dần lớn lên trong tình yêu của “người mẹ” mang tên BÀ NGOẠI.