Những “chiến binh thực phẩm” đẩy lùi dịch cúm A/H1N1

hueanh
Để phòng chống bệnh cúm A/H1N1, cần có các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và giải quyết các triệu chứng. Theo đó, rất nhiều loại thực phẩm có tác dụng hữu hiệu trong việc chống lại bệnh cúm mà ta có thể tận dụng.

Sữa chua

Các Probiotic trong sữa chua khi kết hợp với vi khuẩn có lợi trong dạ dày sẽ giữ cho hệ tiêu hoá hoạt động bình thường. Đồng thời, các vi khuẩn có hại sẽ biến mất trong dạ dày và ruột, nhường chỗ cho sự phát triển của vi khuẩn có lợi. Nhờ vậy, ăn sữa chua góp phần giúp cơ thể tránh xa bệnh tật nói chung và bệnh cúm nói riêng.

Tỏi

Không chỉ là loại gia vị tuyệt vời khi chế biến thức ăn, tỏi còn được biết đến như một vị thuốc dân gian có tác dụng chống lại các vi khuẩn có hại cũng như sự nhiễm trùng. Bỏ qua việc miệng chúng ta có chút “rau mùi” khi ăn tỏi, các chuyên gia vẫn khuyên chúng ta nên ăn 2 nhánh tỏi một ngày hoặc vài lát tỏi trong bữa ăn vài lần một tuần, để có được hiệu quả tốt nhất. 

Nấm

Theo các nhà khoa học, nấm được cho là “trợ thủ” đắc lực giúp bạch cầu chống lại bệnh cúm. Bên cạnh đó, chúng còn giúp đẩy nhanh quá trình sinh sản và hoạt động của bạch cầu, làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. 

Yến mạch và lúa mạch

Yến mạch và lúa mạch chứa chất sơ bao gồm rất nhiều chất kháng khuẩn và chống ôxi hóa. Các loại hạt này giúp đẩy nhanh quá trình lành bệnh và tăng cường hệ miễn dịch cần thiết để chống lại virut cúm lây lan. Nên ăn một suất ăn hàng ngày có yến mạch hoặc lúa mạch để có thể tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh được virut cúm. 

Súp gà

Thật bất ngờ khi món ăn quen thuộc này lại có thể giúp chúng mình đẩy lùi bệnh cúm. Theo nghiên cứu của bác sĩ Stephen Rennard (trường Đại học Nebraska, Mỹ) thì súp gà giúp tăng sức đề kháng, ngăn chặn những triệu chứng viêm thường xảy ra trong các chứng cảm, cúm, sốt, nhức đầu, làm tan những chỗ sung huyết, phù nề, làm loãng dịch tiết và giảm tình trạng nghẹt mũi. 

Trà

Trà có khả năng phòng chống vi khuẩn gây cúm. Theo nghiên cứu của các học giả khoa miễn dịch ở Trường đại học Harvard, ở những người uống 5 tách hồng trà hằng ngày và liên tục trong hai tuần, cơ thể sản sinh chất interferon kháng độc tố nhiều gấp 10 lần những người không uống trà. Chất này có tác dụng phòng chống các bệnh truyền nhiễm, trong đó có cảm cúm. Đồng thời, trà cũng giúp giảm ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng vết thương, tê phù chân, lao phổi, sốt rét. 

Thịt bò

Thịt bò bổ sung kẽm và tăng cường miễn dịch. Kẽm có trong thực phẩm có thể thúc đẩy quá trình sản sinh bạch cầu trong máu, đồng thời giúp kháng độc tố, vi khuẩn có hại xâm nhập cơ thể. Cơ thể thiếu kẽm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là cảm cúm. Nên ăn nhiều thịt bò để vừa giữ ấm cho cơ thể, vừa phòng ngừa cảm cúm.

Cá và các loại sò

Theo nghiên cứu của các chuyên gia Anh, ăn cá sẽ bổ sung selenium và phòng chống độc tố cho cơ thể. Việc bổ sung đầy đủ selenium sẽ giúp cơ thể sản sinh nhiều protein có tác dụng tăng cường miễn dịch, thanh lọc các vi khuẩn gây bệnh cúm. Selenium chủ yếu có trong con hàu, tôm cua, ngao sò, cá... Trong cá hồi có nhiều omega-3, giúp máu sản sinh tế bào chống cảm cúm, nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Huệ Anh

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những “chiến binh thực phẩm” đẩy lùi dịch cúm A/H1N1 tại chuyên mục Dinh Dưỡng của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Dinh Dưỡng khác

Ưu và nhược điểm của nước ép trái cây với trẻ em

Nước ép trái cây là một lựa chọn đồ uống lành mạnh khi so sánh với nước ngọt có đường. Loại nước uống này giàu chất dinh dưỡng. Nước ép trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất phytochemical giống như trái cây nguyên quả.

Những loại trái cây, rau củ nên ăn cả vỏ

Nhiều loại trái cây, rau củ không chỉ giàu dinh dưỡng ở phần ruột mà còn có vỏ chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa. Theo chuyên gia dinh dưỡng Michelle Routhenstein, tận dụng vỏ không chỉ bổ sung dinh dưỡng mà còn giảm lãng phí thực phẩm. Dưới đây là 6 loại bạn nên cân nhắc ăn cả vỏ:

Bí kíp cho bữa sáng siêu ngon, siêu khỏe dành cho bạn nhỏ

Bữa sáng chính là "siêu năng lượng" để bắt đầu một ngày mới thật vui và học tập thật tốt. Ăn sáng không chỉ giúp khỏe mạnh mà còn giúp đầu óc tỉnh táo, học gì cũng nhanh nhớ. Cùng khám phá những món ăn sáng ngon lành, bổ dưỡng dưới đây nhé!

Chăm sóc sức khỏe toàn diện từ dầu gấc Vinaga-DHA

Ngoài tăng cường sức đề kháng, làm đẹp da, sáng mắt, dầu gấc được bổ sung DHA còn giúp bổ não, tăng cường trí nhớ. Đây là lợi ích cho sức khỏe mà dòng sản phẩm dầu gấc viên nang Vinaga-DHA hướng tới nhằm chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Lợi ích bất ngờ từ Mứt vỏ bưởi

Trong văn hóa Việt Nam, mứt Tết không chỉ là món ăn truyền thống mà còn mang ý nghĩa tâm linh, được dùng để lễ cúng gia tiên, thể hiện lòng biết ơn và mong ước một năm mới thịnh vượng.