Quán bún vịt đông nghịt khách ở Sài Gòn mỗi ngày chỉ bán một tiếng

Phan Thu Trang
Quán bún vịt nằm sâu trong con hẻm nhỏ trên đường Lê Văn Sỹ quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh nhưng đông nghịt khách và chỉ phục vụ khách chừng một tiếng.

Không bảng hiệu, nằm sâu trong con hẻm 281 đường Lê Văn Sỹ quận Tân Bình nhưng quán bún măng vịt có trên 30 năm thâm niên ngày nào cũng đông khách. Đơn giản bởi nếu bạn đến muộn chừng vài phút, thức ăn đã hết nhẵn.

Nhiều lời đồn đoán cho rằng quán bán quá đắt hàng, mỗi ngày đến hằng trăm con vịt và chỉ bán trong vòng một giờ đồng hồ, tuy nhiên theo chủ quán, việc bán mỗi giờ một ngày là do chị chủ động. “Từ mấy chục năm nay chúng tôi chỉ bán mỗi ngày chừng một giờ. Mỗi ngày bán mười mấy con vịt, bán hết hết rồi nghỉ, khách vào muốn ăn cũng chẳng còn”, chủ quán nói.

Từ quy định khá “khắc nghiệt” của chủ quán, khách vì thế cũng phải đến đúng giờ. Muốn ăn phải đến sớm giành bàn. Món vịt của quán được khách ưa thích bởi miếng thịt thơm và mềm. Ngoài thịt, quán còn bán lòng vịt, huyết vịt.

Người đến muộn chỉ còn cách làm tạm đĩa đầu cổ cánh. Tuy nhiên cũng có những khách nghiện gặm xương nên dù đến sớm cũng xí phần cho mình.

Bún măng cũng là thế mạnh của quán. Khách có thể đến ăn bún măng không hoặc gọi tô bún ăn cùng gỏi.

Rau sống ăn kèm là giá, rau muống bào, cải xà lách và rau thơm các loại.

Thịt vịt ngòn nhờ nước chấm. Tại đây, chén mắm gừng mằn mặn chua chua ngọt ngọt được cho là phù hợp để chấm với vịt luộc.

 

Phụ kiện kèm theo là gỏi được trộn từ hành tím, hành tây, bắp cải bào, cà rốt bào và rau thơm xắt nhuyễn. Chỉ cần cho rau lên đĩa, rưới miếng nước giấm đường, tí muối, trộn đều rồi rắc thêm tí hành phi là có được đĩa gỏi ăn kèm.

Gỏi thường đặt bên dưới, phần thịt vịt được chặt thành miếng xếp lên trên.

Tương tự, đĩa gỏi lòng vịt đầy ắp cũng chỉ có giá chưa đến trăm nghìn đồng. Người ăn khỏe có thể ăn một mình cả đĩa lòng và tô bún.

Ai không thích ăn gỏi riêng thì chỉ cần gọi tô bún măng vịt thôi cũng đã đủ no nê. Theo nhiều thực khách sành ăn, nước lèo và nước mắm của quán được nấu theo vị miền Nam, chính vì thế những người không thích ăn vị ngọt sẽ cảm thấy không quen. Riêng với những người miền Nam vốn quen cách nếm thiên ngọt thì tô bún măng ở đây hoàn toàn hợp khẩu vị.

Theo Ngôi Sao

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Quán bún vịt đông nghịt khách ở Sài Gòn mỗi ngày chỉ bán một tiếng tại chuyên mục Món ngon của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Món ngon khác

Độc đáo hương vị Tết cung đình

Tết này, chúng mình hãy cùng nhau đến thăm cố đô Huế - nơi còn lưu giữ dấu ấn của vương triều nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam - để khám phá các loại bánh, mứt Tết đã xuất hiện trong ẩm thực cung đình xưa kia nhé!

Hương vị Tết xưa: Chua ngọt vị mứt me

Ngày nay, các món bánh, mứt, kẹo ngày Tết vừa đẹp về hình thức vừa phong phú về hương vị. Nhưng có một số món kẹo, mứt dân dã từ xa xưa vẫn không thể thiếu khi Tết đến xuân về trong mỗi gia đình.

Dẻo thơm chè lam xứ Đoài

Dịp Tết, nếu về xứ Đoài (vùng đất phía Tây Hà Nội), bạn sẽ được thưởng thức món bánh chè lam mộc mạc, dung dị nhưng đầy đủ hương vị: Thơm dịu của bột nếp, ngọt ngào của mật mía, cay nồng của gừng và bùi ngậy của lạc...