Tại sao khi nấu bất kỳ loại mì ăn liền nào, chúng ta luôn ủ trong 3 phút?

Minh Hồng
Thời gian để hoàn thành một tô mì chỉ vỏn vẹn 3 phút và chúng được áp dụng cho mọi loại mì ăn liền.

Mì tôm hay mì ăn liền là món ăn khoái khẩu của rất nhiều bạn. Cũng dễ hiểu thôi vì chúng có hương vị thơm ngon, hấp dẫn, giá thành rẻ và cách chế biến thì cực kỳ đơn giản, quá phù hợp cho những ai "mèo lười". Và có một điều đặc biệt rằng, hầu hết các loại mì ăn liền dù vị tôm vị gà, dù thương hiệu này hay nhãn hiệu khác đều có thời gian ủ mì là 3 phút. Bạn đã bao giờ thắc mắc vì sao thời gian ủ mì ăn liền luôn là 3 phút chưa?

Thực ra, cái gọi là "3 phút" được tạo lập bởi chính ông Momofuku Ando, cha đẻ của món mì ăn liền. Năm 1958, ông Momofuku Ando phát minh ra mì ăn liền. Sau khi liên tục thử nghiệm, ông nhận thấy rằng 3 phút là thời gian phù hợp nhất, vì vậy tiêu chuẩn cho ngành công nghiệp sản xuất mì ăn liền là ủ 3 phút rồi ăn đã được thiết lập.

Thành thật mà nói, 3 phút chờ đợi mì chín là khoảng thời gian không quá dài nhưng với những ai đang "đói mờ mắt" thì quả là thử thách lòng kiên nhẫn. 

Tuy nhiên, theo các phân tích chuyên ngành, khoảng thời gian 3 phút này đã khéo léo nắm bắt đúng đặc điểm tâm lý của con người. Đó là khi đối diện với món ăn, dưới sự kích thích của hương thơm, thời gian chờ đợi sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn lên rất nhiều. Và kết quả là mọi người sẽ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn.

Tại sao khi nấu bất kỳ loại mì ăn liền nào, chúng ta luôn ủ trong 3 phút? - Ảnh 1

Mì ăn liền được làm bằng dầu thải?

Trên thực tế, mì ăn liền tuy là món chiên nhưng không sử dụng dầu dùng rồi, loại dầu ăn đã bị tất cả các cơ quan chức năng cấm, và sản phẩm tạo ra từ các loại dầu ăn không đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm chắc chắn sẽ không thể tiến vào thị trường.

Mì ăn liền chứa 6 chất dinh dưỡng chính cần thiết cho cơ thể con người là carbohydrate, protein, chất béo, khoáng chất, vitamin và nước, có giá trị dinh dưỡng nhất định nên nó cũng không phải là một loại đồ ăn vặt.

Nhưng mì ăn liền chỉ nên ăn với lượng vừa phải, vì hàm lượng chất béo trong mì tương đối cao, ăn nhiều có thể dẫn đến béo phì.

Tại sao khi nấu bất kỳ loại mì ăn liền nào, chúng ta luôn ủ trong 3 phút? - Ảnh 2

Mì ăn liền đều có chất bảo quản?

Nhiều người nghĩ rằng tất cả thực phẩm có thêm chất bảo quản đều có hại cho cơ thể con người, tuy nhiên điều này không hẳn lúc nào cũng đúng. 

Thực ra chất bảo quản rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ như giấm, đường, muối... đều có thể dùng để bảo quản. Ngoài ra còn có một số chất bảo quản tổng hợp hóa học, miễn là chúng được thêm vào trong phạm vi liều lượng cho phép, nó sẽ giúp thực phẩm an toàn hơn.

Thứ hai, loại mì ăn liền mà bạn vẫn dùng thường ngày thực chất không được thêm chất bảo quản. Điều này liên quan đến quá trình sản xuất. Mì ăn liền không chiên được sấy khô bằng công nghệ sấy không khí nóng, thường sấy ở nhiệt độ 80 độ C trong hơn 30 phút. Trong khi mì gói đã chiên thì độ ẩm trong mì ăn liền sẽ giảm xuống giá trị thấp hơn, nói chung vào khoảng 3-6%.

Mì ăn liền theo cả hai kỹ thuật chế biến khác nhau này đều sẽ rất khô, việc thiếu ẩm sẽ ức chế sự phát triển và sinh sản của vi sinh vật. Do đó, sử dụng nhiều chất bảo quản chỉ làm tăng chi phí không cần thiết nên không cần thêm chất bảo quản.

Còn gia vị và gói nước phụ gia đi kèm, được đóng gói kín sau khi tiệt trùng ở nhiệt độ cao hoặc khử trùng bằng chiếu xạ, cũng không cần thêm chất bảo quản.

Tại sao khi nấu bất kỳ loại mì ăn liền nào, chúng ta luôn ủ trong 3 phút? - Ảnh 3

Khi ăn mì gói cần chú ý điều gì?

Dù mang tới nhiều ưu điểm nhưng về cơ bản, mì ăn liền không đủ tốt cho sức khỏe. Mì ăn liền chứa nhiều chất béo, hàm lượng muối cao, thiếu chất dinh dưỡng. Vậy khi ăn mì gói chúng ta cần lưu ý những gì?

1. Chọn mì gói loại không chiên

Do công nghệ chế biến mì ăn liền không chiên sử dụng biện pháp sấy khô bằng không khí nóng và không sử dụng dầu nên hàm lượng chất béo trong mì giảm đáng kể, do đó nó tương đối tốt cho sức khỏe hơn loại có chiên bằng dầu.

2. Kết hợp ủ, sau đó đun sôi

Chỉ cần chần mì qua nước để giảm lượng dầu và muối trong mì, sau đó cho mì vào nồi và nấu chín.

Mì được luộc sẽ mềm hơn mì ngâm đơn giản và cơ thể sẽ dễ tiêu hóa cùng hấp thụ hơn.

3. Ăn kèm với thịt và rau

Hàm lượng chất xơ và protein trong mì ăn liền không đủ để cung cấp năng lượng cho cơ thể con người. Hãy thêm một số thịt, rau và các thành phần nguyên liệu khác để có thể bù đắp những thiếu sót này.

Tại sao khi nấu bất kỳ loại mì ăn liền nào, chúng ta luôn ủ trong 3 phút? - Ảnh 4

4. Cho vào một nửa túi nước sốt

Để mì gói được đậm đà hơn khi ăn, các gói gia vị thường rất lớn, cho hết vào sẽ làm cho bát mì nhiều dầu và muối. Vì vậy, chỉ cần cho một nửa là đủ.

5. Uống ít nước nấu mì

Sau khi luộc hoặc ủ mì, muối và chất béo sẽ tập trung nhiều hơn trong nước lèo. Do đó, bạn nên uống ít nước mì hơn.

Chúc các bạn ăn mì ngon miệng.

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tại sao khi nấu bất kỳ loại mì ăn liền nào, chúng ta luôn ủ trong 3 phút? tại chuyên mục Món ngon của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Món ngon khác

Độc đáo hương vị Tết cung đình

Tết này, chúng mình hãy cùng nhau đến thăm cố đô Huế - nơi còn lưu giữ dấu ấn của vương triều nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam - để khám phá các loại bánh, mứt Tết đã xuất hiện trong ẩm thực cung đình xưa kia nhé!

Hương vị Tết xưa: Chua ngọt vị mứt me

Ngày nay, các món bánh, mứt, kẹo ngày Tết vừa đẹp về hình thức vừa phong phú về hương vị. Nhưng có một số món kẹo, mứt dân dã từ xa xưa vẫn không thể thiếu khi Tết đến xuân về trong mỗi gia đình.

Dẻo thơm chè lam xứ Đoài

Dịp Tết, nếu về xứ Đoài (vùng đất phía Tây Hà Nội), bạn sẽ được thưởng thức món bánh chè lam mộc mạc, dung dị nhưng đầy đủ hương vị: Thơm dịu của bột nếp, ngọt ngào của mật mía, cay nồng của gừng và bùi ngậy của lạc...