Thú vị những món ăn đêm giao thừa của người dân khắp thế giới

Phan Thu Trang
Cùng chu du qua 12 quốc gia để thấy sự thú vị trong những khác biệt văn hóa thể hiện qua món ăn trong đêm giao thừa.

1. Canh Tteokguk – Hàn Quốc

Trong những ngày đầu năm mới, người Hàn Quốc sẽ nấu canh Tteokguk (gồm bột gạo, nước xương bò, thịt bò, hành hoa). Mọi thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau thưởng thức món canh này để cầu mong có sức khỏe dồi dào và may mắn trong năm mới.

Hàn Quốc cũng xem năm mới như ngày lễ kỷ niệm sinh nhật, mỗi bát tteokguk tượng trưng cho một tuổi. Do đó câu hỏi thường gặp vào dịp năm mới ở Hàn Quốc là “bạn đã ăn bao nhiêu bát tteokguk rồi?” như một cách hỏi tuổi thú vị.

2. Bánh vasilopita – Hy Lạp

Bánh Vasilopita là bánh ngọt nướng truyền thống của Hy Lạp. Nó được ăn trong ngày thánh Basil cũng là ngày đầu năm mới 1/1 ở Hy Lạp và cũng rất phổ biến ở nhiều nước Đông Âu. Người ta còn gọi nó với những cái tên khác như “bánh thánh Basil” hoặc “bánh vua”.

Vào ngày đầu năm mới hoặc bữa tiệc ngay sau thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, mỗi gia đình người Hy Lạp sẽ cắt bánh Vasilopita để cầu mong sự may mắn trong năm mới. Điều đặc biệt ở chiếc bánh này là trong quá trình làm bánh sẽ đặt một đồng xu nhỏ vào trong lòng bánh. Khi ăn bánh, nếu thành viên nào thấy được đồng xu trong phần bánh của mình thì người ta cho rằng người đó sẽ gặp may mắn trong suốt năm mới.

3. Mì Soba – Nhật Bản

Soba là mì nâu dài và mỏng làm từ một hỗn hợp của sobako (bột kiều mạch) và bột mì, độ dày của nó ngang ngửa với độ dày loại mì Spagetti của ý.

Tại Nhật Bản soba là món ăn chính thức trong đêm giao thừa, món này còn được gọi là soba toshikoshi nghĩa là “năm đã qua”. Nó tượng trưng cho năm cũ, một biểu tượng của sự trường thọ. Người ta nói rằng truyền thống này đã theo người dân Nhật từ giữa thời kì Edo.

4. Rosca de Reyes – Mexico

Món bánh Rosca de Reyes vô cùng nổi tiếng ở Mexico. Món bánh mì ngọt nướng này có hình dạng của một chiếc nhẫn và bên trên phủ đầy kẹo trái cây ngọt ngào. Theo truyền thống khi làm bánh người ta sẽ nhét một vài món đồ chơi, búp bê nhỏ vào bên trong bánh. Và khi thưởng thức những ai phát hiện ra chúng thì sẽ gặp được nhiều may mắn.

5. Bánh mì bơ – Ireland

Vào đêm giao thừa đón chào năm mới, người dân Ireland thường ăn món bánh mì phết bơ nổi tiếng của họ. Món bánh mì tại Ireland vừa là một loại lương thực quan trọng, vừa là một đặc sản. Người dân địa phương thường tự làm bánh mì tại nhà với hương vị giòn thơm nóng hổi, truyền thống này cũng đã được truyền qua nhiều thế hệ.

6. Đậu mắt đen – Nam Mỹ

Một giả thuyết cho rằng đậu mắt đen được coi là món ăn may mắn trong dịp năm mới bởi vì chúng là loại thực phẩm đã giúp những người lính sống sót trong cuộc nội chiến trước đây.

7. Pudding gạo – Thụy Điển và Na Uy

Người dân địa phương thể đặt vào một hạt hạnh nhân duy nhất trong món pudding gạo. Sau đó khi thưởng thức, người nào tìm thấy nó sẽ là người nhận được nhiều may mắn trong cả năm mới.

8. Đậu – Argentina

Người Argentina ăn đậu vào dịp năm mới với ý nghĩa hy vọng công việc sẽ suôn sẻ và thuận lợi hơn.

9. Bánh rán Berliner – Đức

Người Đức thích ăn những món bánh rán như Berliner (hay Krapfen) vào đêm giao thừa. Những chiếc bánh có nhân trái cây thơm lựng và phủ đầy đường bột ngọt ngào. Tuy nhiên, thỉnh thoảng nhiều người sẽ bị trêu trọc khi nhận phải những chiếc bánh rán có nhân mù tạt.

10. Faloodeh – Ba Tư

Faloodeh là một món tráng miệng với thành phần giống như bún của người Việt và ăn kèm xi rô ngọt. Món ăn được người dân địa phương sử dụng trong nhiều dịp lễ đặc biệt, trong đó có dịp đón năm mới.

11. Ngô – Belarus

Những người phụ nữ chưa lập gia đình ở Belarus sử dụng hạt ngô để xem ai sẽ kết hôn đầu tiên trong năm mới. Mỗi người sẽ đặt một nhúm hạt ngô trước mặt mình và thả gà trống ra. Con gà ăn hạt của ai trước sẽ là người kết hôn sớm nhất.

12. Nho – Tây Ban Nha

Khi đồng hồ điểm thời khắc giao thừa bước sang năm mới, người Tây Ban Nha sẽ ăn 12 quả nho đại diện cho 12 tháng của năm. Hương vị nho ngọt ngào sẽ là những tháng tốt và nếu chua sẽ là những tháng xấu.

13. Sủi cảo – Trung Quốc

Những chiếc sủi cảo tượng trưng cho sự sung túc và trường thọ, là món ăn truyền thống của người Trung Quốc dịp năm mới.

Theo: Wanderlusttips

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Thú vị những món ăn đêm giao thừa của người dân khắp thế giới tại chuyên mục Món ngon của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Món ngon khác

Hương vị Tết xưa: Chua ngọt vị mứt me

Ngày nay, các món bánh, mứt, kẹo ngày Tết vừa đẹp về hình thức vừa phong phú về hương vị. Nhưng có một số món kẹo, mứt dân dã từ xa xưa vẫn không thể thiếu khi Tết đến xuân về trong mỗi gia đình.

Dẻo thơm chè lam xứ Đoài

Dịp Tết, nếu về xứ Đoài (vùng đất phía Tây Hà Nội), bạn sẽ được thưởng thức món bánh chè lam mộc mạc, dung dị nhưng đầy đủ hương vị: Thơm dịu của bột nếp, ngọt ngào của mật mía, cay nồng của gừng và bùi ngậy của lạc...

Tới Phú Thọ nhớ ăn bún cọ

Phú Thọ là vùng đất của “rừng cọ, đồi chè”. Đời sống của người dân nơi đây gắn bó với cây cọ bao đời nay. Lá cọ được dùng để lợp mái nhà, làm quạt, chổi, nón, mành; thân cọ làm ván sàn, cột nhà; còn quả cọ là nguyên liệu không thể thiếu của nhiều món ăn. Để tớ kể các bạn nghe...