Thưởng thức món hầm đậu cho ngày đông thêm ấm áp

Phan Thoa
Sau một ngày học hành chăm chỉ ở trường, chúng ta có thể về nhà cùng mẹ vào bếp làm món ăn này để cả nhà cùng thưởng thức nhé!

Nguyên liệu:

- Sườn lợn: 400 gr

- Đậu trắng: 100 gr

- Đậu Hà Lan hạt: ½ hộp

- Cà rốt: 1 củ

- Rau mùi, hành hoa, hành khô.

Cách làm 

Ảnh Internet

Sườn non chặt khúc, nhúng qua nước sôi, rửa sạch, ướp với hành tỏi xay, nhiều tương cà hoặc cà hộp, lá bay leaf (lá thơm), hạt nêm, tiêu. Ướp trong 1- 2 giờ cho thấm.

 Khoai tây, cà rốt, gọt vỏ rửa sạch cắt khúc, nấm rơm, bắp non ngâm nước muối rửa sạch, hành tím lột vỏ rửa sạch. 

- Đậu ngự, đậu trắng, đậu bí bo... rửa sạch để riêng.

- Phi tỏi, xào thịt đã ướp cho săn. Sau đó đổ nước dừa xiêm vào ngập nồi. Tiếp đến cho lần lượt các loại đậu, sau 15, 20 phút cho cà rốt và khoai tây. 15 phút sau cho tiếp nấm rơm và bắp non, nêm nếm lại vừa ăn, cho xíu bột bắp pha loãng với nước vào cho nồi sệt sệt, nêm nếm lại lần nữa, tắt bếp cho hành tím vào.

- Lưu ý: Khi xào thịt, bạn cho 1-2 muỗng pate xào chung sẽ tăng mùi thơm ngon cho món thịt.

Cuối cùng muốn món này trông ngon hấp dẫn bắt buộc phải thêm bột bắp (hay bột năng cũng được) pha với nước hơi đặc, đổ vào khi gần chín. Nồi sườn của mình với 700gr thịt nhiều rau củ, mình xài 4 muỗng canh bột năng pha loãng. Bảo đảm cho dù nguội hay hâm đi lại vẫn không chảy nước, độ sệt ngon, đẹp mắt.

Bò hầm đậu

 Món bò hầm với đậu Hà Lan rất giàu protein, chất sắt và các vitamin B... Một món ăn không quá khó để thực hiện nhưng lại cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Nguyên liệu:

Thịt sườn bò 300g

1 hộp đậu Hà Lan hoặc 100g đậu Hà Lan tươi

Cà rốt 1 củ.

Gia vị: muối, dầu hào, hạt tiêu, dầu ăn, chút bột ngô, 1 củ tỏi, rau thơm.

Cách làm:

Thịt sườn bò rửa sạch, thái miếng vuông vừa ăn. Ướp thịt với ½ muỗng muối, 1 muỗng dầu hào, 1 chút hạt tiêu, 1 muỗng cà phê dầu ăn, 2 muỗng bột bắp, ½ củ tỏi đập dập, ướp trong khoảng 1 giờ đồng hồ cho sườn bò thấm đều gia vị.

Gọt bỏ vỏ cà rốt, khía hoa, cắt khoanh tròn.

Rau mùi rửa sạch và bóc vỏ tỏi, đập dập.

Sau khi thịt sườn bò đã ngấm gia vị, bắc nồi lên bếp cho dầu ăn và ½ chỗ tỏi đập dập còn lại phi thơm.
Trút thịt bò ướp vào xào săn. Sau khi thịt đã chín tái thì thêm lượng nước vừa đủ sâm sấp mặt thịt, đậy nắp cho sôi, sau đó hạ lửa liu riu để hầm.

Khi thịt bò chín nhừ, nước còn lại sệt sệt thì cho cà rốt, đậu Hà Lan vào hầm cùng đến chín.

Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng ăn, thêm chút rau thơm cho dậy mùi rồi tắt bếp, múc ra đĩa.
 
Sau một ngày chúng ta học hành vất vả ở trường, mẹ cũng qua một ngày làm việc căng thẳng ở cơ quan. Hãy cùng giúp mẹ làm món ăn này nhé. Hai món này tuy 2 nguyên liệu chính chẳng có gì khác lạ nhưng lại là sự kết hợp kì lạ chưa từng thử. Vậy thì thử mang không gian ẩm thực vào bếp nhà mình đi nào các bạn!
 
Minh Anh (tổng hợp)

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Thưởng thức món hầm đậu cho ngày đông thêm ấm áp tại chuyên mục Món ngon của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Món ngon khác

Hương vị Tết xưa: Chua ngọt vị mứt me

Ngày nay, các món bánh, mứt, kẹo ngày Tết vừa đẹp về hình thức vừa phong phú về hương vị. Nhưng có một số món kẹo, mứt dân dã từ xa xưa vẫn không thể thiếu khi Tết đến xuân về trong mỗi gia đình.

Dẻo thơm chè lam xứ Đoài

Dịp Tết, nếu về xứ Đoài (vùng đất phía Tây Hà Nội), bạn sẽ được thưởng thức món bánh chè lam mộc mạc, dung dị nhưng đầy đủ hương vị: Thơm dịu của bột nếp, ngọt ngào của mật mía, cay nồng của gừng và bùi ngậy của lạc...

Tới Phú Thọ nhớ ăn bún cọ

Phú Thọ là vùng đất của “rừng cọ, đồi chè”. Đời sống của người dân nơi đây gắn bó với cây cọ bao đời nay. Lá cọ được dùng để lợp mái nhà, làm quạt, chổi, nón, mành; thân cọ làm ván sàn, cột nhà; còn quả cọ là nguyên liệu không thể thiếu của nhiều món ăn. Để tớ kể các bạn nghe...