Trời lạnh, đi ăn bánh khọt giữa Hà Nội phố

Dương Minh Hân
Độ mềm của chiếc bánh khọt cùng mùi thơm từ hành phi sẽ làm say lòng thực khách khi ăn thêm chút nước mắm cùng rau sống.

Hà Nội cuối thu se lạnh trở nên thú vị hơn không chỉ ở thời tiết mà còn bởi những đặc sản hấp dẫn đến từ nhiều nơi như bún bò Huế, bánh mỳ cay Hải Phòng, bún mắm heo quay Đà Nẵng và có lẽ không thể thiếu bánh khọt miền Tây.

Bánh khọt có mặt tại Hà Nội không chỉ được các bà nội trợ cho vào danh sách món ăn sáng, quà chiều mà còn cả những thực khách sành ăn cho vào mục yêu thích. Nguyên liệu của món bánh khọt tuy đơn giản chỉ gồm chút bột với tôm cộng xíu hành là đã đủ dư vị khiến thực khách say mê.

Thoạt nhìn tưởng món bánh khọt dễ làm nhưng khi thưởng thức để có được hương vị là cả một nghệ thuật (Ảnh: Tuệ Tâm)

Đầu bếp phải là người khéo léo thì mới tạo ra được món bánh khọt đúng vị từ công đoạn đổ bánh đến khuôn rồi làm sao giữ cho tôm không bị rơi.

Bánh khọt khá đơn giản chỉ gồm bột gạo, thịt nạc dăm băm, tôm tươi, trứng vịt, dừa nạo, đậu xanh hột và cà rốt cùng củ cải trắng. Ngoài ra các phụ liệu và gia vị khác góp phần làm lên thành công của bánh khọt như hành lá, tiêu, đường, muối, bột ngọt, chanh, ớt, nước mắm, cải xanh, xà lách, rau thơm các loại.

Đầu bếp sẽ trộn bột bánh xèo, bột nghệ, hành lá, trứng vịt thêm chút cốt dừa vào nước ấm. Người chế biến phải quậy đều tay cho bột không bị vón cục thêm chút muối vào rồi nghỉ khoảng 15-30 phút. Ngoài ra, để bánh có độ giòn thì nên cho 2 viên đá vào, khi đổ bánh sẽ giòn. Tôm tươi bóc vỏ, bỏ chỉ đen, rửa sạch ướp với chút hạt nêm.

Bánh khọt phải được ăn kèm với nước chấm pha chuẩn vị chua, cay, mặn, ngọt mới hấp dẫn (Ảnh: Tuệ Tâm).

Tiếp theo, người nấu tiến hành làm hỗn hợp nhân với việc đưa chảo lên bếp cho dầu ăn vào đun nóng, phi hành thơm sau đó cho thịt nạc dăm, tôm tươi, đậu xanh luộc vừa chín, hành tây vào xào đậy nắp và canh cho bánh vàng giòn khoảng 1 phút rồi thưởng thức.

Công thức chén nước chấm ngon là giã tỏi, ớt cho nhuyễn rồi cho đường vào nước đánh hòa đều nhau thêm chút giấm cùng một miếng chanh. Bánh chín cho ra đĩa thưởng thức cùng nước mắm chua ngọt, rau sống và đồ chua. Ở Hà Nội, với giá từ 30.000đ - 45.000 đồng, bạn đã có thể thưởng thức món bánh khọt trong từng khu phố như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Chí Thanh hay ngõ Tràng Tiền.

Theo Dân Việt

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Trời lạnh, đi ăn bánh khọt giữa Hà Nội phố tại chuyên mục Món ngon của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Món ngon khác

Độc đáo hương vị Tết cung đình

Tết này, chúng mình hãy cùng nhau đến thăm cố đô Huế - nơi còn lưu giữ dấu ấn của vương triều nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam - để khám phá các loại bánh, mứt Tết đã xuất hiện trong ẩm thực cung đình xưa kia nhé!

Hương vị Tết xưa: Chua ngọt vị mứt me

Ngày nay, các món bánh, mứt, kẹo ngày Tết vừa đẹp về hình thức vừa phong phú về hương vị. Nhưng có một số món kẹo, mứt dân dã từ xa xưa vẫn không thể thiếu khi Tết đến xuân về trong mỗi gia đình.

Dẻo thơm chè lam xứ Đoài

Dịp Tết, nếu về xứ Đoài (vùng đất phía Tây Hà Nội), bạn sẽ được thưởng thức món bánh chè lam mộc mạc, dung dị nhưng đầy đủ hương vị: Thơm dịu của bột nếp, ngọt ngào của mật mía, cay nồng của gừng và bùi ngậy của lạc...