5 món bình dân người Sài Gòn luôn tự hào mời khách

giadat
Tuy là những món ăn quen thuộc nhưng cơm tấm, bột chiên hay bánh mì luôn khiến du khách bất ngờ khi thưởng thức lần đầu.

Nhiều lần được các trang báo nước ngoài bình chọn là món ngon đường phố Sài Gòn, bánh mì thịt không còn xa lạ với bất kỳ tín đồ ẩm thực nào. Dù sớm hay tối, món ăn đều phù hợp với mọi thực khách từ già đến trẻ.

Ở Sài Gòn, cứ đi một đoạn là bạn sẽ gặp tiệm bánh mì. Ít người quên được vị patê đặc trưng được phết bên trong ổ bánh nóng giòn, lấp đầy với các loại thịt, thêm chút cải chua, dưa leo, rưới nước sốt sền sệt, mặn mà. Cho đến nay, món ăn vẫn phổ biến và được yêu thích bởi không chỉ người Việt mà còn đối với du khách nước ngoài.

Sà bì chưởng là cách nói vui khi nhắc đến cơm tấm sườn bì chả, một món ăn đặc sản của người miền Nam nói chung hay của Sài Gòn nói riêng. Cơm tấm thường được chọn ăn vào buổi sáng nhưng vẫn có rất nhiều quán bán vào buổi tối dành cho những người đi làm về khuya, hay có thói quen ăn đêm.

Tuy có gốc Hoa nhưng bột chiên lại là một trong những món quen thuộc của nhiều người miền Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn. Nếu như ngày trước món này chỉ bán nhiều ở khu vực người Hoa (quận 5) thì hiện tại bạn sẽ dễ dàng tìm thấy xe bột chiên ở nhiều nơi trong thành phố.

Thông thường, đầu bếp áo một lớp bột màu vàng bắt mắt, trước khi chiên bột trên chảo to cho đến khi lớp bên ngoài giòn. Kế đến, đầu bếp đập trứng trực tiếp lên trên, thêm ít hành lá, đợi đến khi trứng vừa chín tới là múc ra đĩa. Đĩa bột chiên mang ra cho thực khách không thể thiếu chén nước chấm được pha từ nước tương, tương ớt, có thêm đu đủ bào sợi ngâm chua.

Hủ tiếu cũng là một trong những món ăn mang đậm phong cách của người Sài Gòn không thua kém bánh mì hay cơm tấm. Nếu lúc trước, tô hủ tiếu chỉ ăn cùng thịt heo xắt miếng thì giờ đây, món ăn đã được biến tấu với nhiều đồ ăn kèm khác như tôm, trứng cút, gan heo, mực… khiến hương vị trở nên đa dạng hơn.

Hủ tiếu được bán ở nhiều nơi, từ trung tâm đến ngoại ô, nhà hàng sang trọng đến quán bình dân, nhưng ngon nhất vẫn là hủ tiếu bán ven đường. Đối với nhiều người ở thành phố, món ăn vỉa hè này luôn nằm trong danh sách những món được chọn lúc bụng đói hoặc đi đâu về trễ.

Nếu lần đầu tiên đến thăm bạn ở Sài Gòn, du khách chắc hẳn sẽ được đưa đi ăn ốc. Dù không phải là thành phố biển nhưng món ốc ở Sài Gòn rất phong phú về thể loại cũng như đa dạng về cách chế biến, từ luộc, xào với tỏi, me, dừa, hay rau muống, cho đến hấp kiểu Thái, rang muối ớt,… 

Tùy cách nêm nếm mà mỗi nơi sẽ mang một vị riêng, có nơi dùng nhiều nước cốt dừa nên béo ngậy, có quán thơm phức mùi sả hoặc có nơi nấu hơi mặn hoặc cay xé lưỡi theo gu của khách. Tuy vậy, nếu có thể vừa ngồi ngắm đường phố Sài Gòn náo nhiệt, cạnh bên là đĩa ốc len xào dừa và một chai bia lạnh thì không còn gì bằng.

Theo Vnexpress

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết 5 món bình dân người Sài Gòn luôn tự hào mời khách tại chuyên mục Món ngon của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Món ngon khác

Độc đáo hương vị Tết cung đình

Tết này, chúng mình hãy cùng nhau đến thăm cố đô Huế - nơi còn lưu giữ dấu ấn của vương triều nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam - để khám phá các loại bánh, mứt Tết đã xuất hiện trong ẩm thực cung đình xưa kia nhé!

Hương vị Tết xưa: Chua ngọt vị mứt me

Ngày nay, các món bánh, mứt, kẹo ngày Tết vừa đẹp về hình thức vừa phong phú về hương vị. Nhưng có một số món kẹo, mứt dân dã từ xa xưa vẫn không thể thiếu khi Tết đến xuân về trong mỗi gia đình.

Dẻo thơm chè lam xứ Đoài

Dịp Tết, nếu về xứ Đoài (vùng đất phía Tây Hà Nội), bạn sẽ được thưởng thức món bánh chè lam mộc mạc, dung dị nhưng đầy đủ hương vị: Thơm dịu của bột nếp, ngọt ngào của mật mía, cay nồng của gừng và bùi ngậy của lạc...