HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY BÁO ĐỘI RA SỐ ĐẦU TIÊN (1/6/1954 - 1/6/2024)

Lần đầu đến "Nhà số 5"

TNTP Chủ Nhật
Có lẽ không riêng gì tôi, đa phần các cộng tác viên của báo Thiếu niên Tiền phong (nay là báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng) ở những tỉnh xa đều mơ ước một lần được đến thăm tòa soạn.

Đánh thức năng khiếu văn chương

Quê tôi ở Nghệ An, cách Hà Nội khoảng 300km. Ấy vậy mà phải hơn 4 năm từ khi đọc rồi viết cho báo Đội, tôi mới thực hiện được mong muốn của mình. Cuối năm học lớp 8, tình cờ tôi mượn được tờ báo Thiếu niên Tiền phong (TNTP) của một người bạn. Chỉ là mấy tờ báo cũ thôi nhưng giống như “duyên tiền định”, tôi say mê và đọc ngấu nghiến không sót một chữ nào.

Thời điểm đó, ngoài sách giáo khoa ra tôi không có gì thêm để đọc. Chính vì vậy, báo TNTP ngay lập tức trở thành một người bạn kỳ diệu, một món ăn tinh thần hấp dẫn. Những bài viết trên báo dường như nói hộ cho lòng tôi lúc đó. Báo mở ra cho tôi một khoảng trời mới lạ, khác hẳn với cuộc sống quen thuộc ở thôn quê. Đọc báo, tôi được tưởng tượng, được bay bổng trong không gian vừa gần gũi, vừa lạ lẫm.

Tác giả Hồ Huy Sơn theo đuổi sự nghiệp báo chí và sáng tác văn chương nhờ tình yêu thuở nhỏ được ươm mầm bởi báo Đội.

Nhờ đọc báo, năng khiếu văn chương trong tôi được đánh thức. Tôi bắt đầu tập viết báo. Càng viết, tôi càng cảm thấy thích thú bởi bao nhiêu tâm sự và nỗi niềm không biết bày tỏ cùng ai, giờ được trải ra trên những trang giấy.

Tôi làm thơ, viết truyện ngắn. Viết nháp xong, tôi cặm cụi chép lại vào trang giấy mới trước khi ra bưu điện gửi đi. Mỗi lần viết dòng địa chỉ người nhận: “Báo Thiếu niên Tiền phong, Số 5 Hòa Mã, Hà Nội”, lòng tôi lại háo hức xen lẫn run rẩy. Sau rất nhiều lần gửi bài đi, tôi sống trong cảm giác hy vọng có bài lên báo và rồi lại thất vọng. Đến tháng 4 năm 2001, khi sắp kết thúc năm học lớp 9, tôi mới chính thức có bài được đăng báo. Gọi là bài có vẻ hơi sang, thực chất, đó chỉ là một bức ảnh “họa thơ” trong chuyên mục “Ảnh từ tay bạn”. Nhưng bấy nhiêu thôi cũng trở thành một “sự kiện chấn động” với tôi đã đành, các bạn bè cùng trường tôi cũng xôn xao thăm hỏi.

Từ đó, tên tôi xuất hiện đều đặn hơn trên báo. Thư kết bạn từ khắp nơi gửi về nhà, về trường. Lên lớp 10, tôi được kết nạp vào Bút nhóm Hoa Cát, sau đó “tiếp quản” chức Bút trưởng từ bạn Dương Nữ Cẩm Tâm. Dẫu vậy, ước mong được một lần đến tòa soạn vẫn cứ âm ỉ…

Kỷ niệm tim đập, chân run

Tốt nghiệp THPT, tôi ra Hà Nội để làm thủ tục dự thi đại học. Xong việc, tôi bắt xe ôm đến thẳng tòa soạn Báo ở số 5, phố Hòa Mã. Lần đầu tiên đứng trước tòa soạn, đôi chân tôi tự nhiên run lập cập, tim đập loạn xạ. Nhìn thấy cậu bé lơ ngơ, bác Lưu Đình Minh, cán bộ phòng thường trực ra hỏi chuyện. Một lúc sau, chị Lưu Thu Hà (bút danh chị Thư Thư của chuyên mục “Trang viết tuổi hồng” thời điểm đó) xuống đón tôi lên thăm phòng làm việc.

Ở đây tôi đã được gặp nhà thơ Dương Thuấn và cô Bích Vân (cũng là một nhà báo lấy bút danh chị Thư Thư của “Trang viết tuổi hồng” thời kỳ đầu). Đây cũng là lần đầu tôi được các cô chú, anh chị nhà báo mời thưởng thức món cốm làng Vòng của Hà Nội. Khi cô Bích Vân tặng cho tôi chiếc áo sơ mi trắng làm quà, tôi đã ngây ngô hỏi: “Răng lại tặng hả cô?”. Chất giọng trọ trẹ của cậu học trò xứ Nghệ lần đầu ra Thủ đô khiến không khí cả phòng cười ồ lên vui vẻ.

Anh Hồ Huy Sơn giao lưu với các bạn nhỏ tại một trường tiểu học ở tỉnh Bình Dương.

Cuối năm 2005, tôi bắt đầu học đại học ở Hà Nội. Từ đó, tuần nào tôi cũng đạp xe lên tòa soạn. Ngoài gửi bài, tôi còn được nhận bài về biên tập. Thương mến cậu sinh viên mới từ quê ra nên “chị Thư Thư” Lưu Thu Hà đã tạo điều kiện để tôi trở thành cộng tác viên chuyên mục. Tôi được nhận lương cộng tác viên 300.000 đồng/tháng của tòa soạn. Số tiền này đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong những ngày tháng sinh viên ở Hà Nội lúc đó.

...Đã gần 20 năm kể từ ngày ấy, cảm xúc trong tôi còn nguyên đó. Ở “nhà số 5 Hòa Mã”, tôi đã nhận được rất nhiều những thương yêu, nâng đỡ. Điều đó đã giúp tôi trưởng thành và tiếp tục theo đuổi nghề viết cho đến hôm nay.

Anh Hồ Huy Sơn sinh năm 1985 tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Anh tốt nghiệp khoa Sáng tác - Lý luận và Phê bình Văn học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội và hiện là phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng. Ngoài làm báo, anh còn sáng tác và xuất bản nhiều đầu sách dành cho thiếu nhi như: Con trai con gái, Thả chim về trời, Con diều ngược gió, Đi qua những mùa vàng, Những ngọn đèn thơm...

 

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm TNTP Chủ Nhật, số 4 năm 2024, mời các bạn độc giả mua báo đón đọc nhé!

Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm TNTP Chủ Nhật. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Lần đầu đến "Nhà số 5" tại chuyên mục Sáng Tác của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Đốt lá đọc sách

Tiếng trống thúc dồn dập và tiếng reo hò từ đám hội ngoài đình vang vọng tới thật náo ...

Mùa đông không lạnh

Thế là ông lão mùa đông đã mở cánh cửa thời gian để những chùm mây xám ngủ yên trong căn ...

Bốn anh em tài giỏi

Ngày xưa, đã rất lâu rồi, có một người đàn ông nghèo sinh được bốn người con trai. Khi các ...

Bài Sáng Tác khác

Nhớ lời cô ấm áp

Bạn ơi, tháng 11 tri ân thầy cô giáo đã đến rồi. Mời bạn cùng lắng nghe những lời cảm ơn thơm ngát của các bạn học sinh trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố (quận Lê Chân, TP. Hải Phòng) gửi đến thầy cô mến thương của mình nhé!

"Hành khách" của tôi

Tháng 11 về, lòng tôi lại trào dâng kỷ niệm cũ, hình ảnh cậu bé Hoàng với dáng người nhỏ nhắn, làn da ngăm đen và đôi mắt nhỏ một mí lại hiển hiện trong tâm trí tôi. Thời gian trôi thật mau, mới đó đã bốn năm trôi qua, kể từ ngày tôi chuyển công tác về trường mới. Thế nhưng kỷ niệm với cậu bé Hoàng thì như mới ngày hôm qua thôi.

Chiếc giày lẻ

Lớp An có một bạn mới chuyển đến. Bạn ấy tên Tùng và nhà nghèo lắm. Hơn thế, Tùng chỉ có một chân vì tai nạn lúc nhỏ. Tùng luôn phải mang theo một cái gậy gỗ kẹp ở nách gọi là nạng để đi lại. An và các bạn trong lớp thương Tùng lắm, muốn giúp đỡ nhưng Tùng luôn từ chối.

Dòng sông trong tim tôi

Dòng sông giống như dòng chảy của thời gian. Từ xa xưa, loài người đã có mối liên kết đặc biệt với dòng sông như một người bạn thân thiết. Đến nay, dù cuộc sống của chúng ta hiện đại đến mấy thì những dòng sông vẫn có vai trò quan trọng, không thể thiếu, đem cho chúng ta nguồn nước mát và cảnh quan trong lành tuyệt đẹp.

Quà tặng của trái tim

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp đến rồi, liệu chúng mình có thể tặng thầy cô món quà gì thật ý nghĩa khiến thầy cô bất ngờ, vui vẻ và hạnh phúc nhỉ? – Cún Bông biết là có rất nhiều bạn sẽ đặt ra câu hỏi ấy.