Món ngon vùng đất Chín Rồng

Chăm học
Đồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ban tặng cho nhiều sản vật trù phú. Bằng sự khéo léo của mình, những người dân nơi đây đã chế biến ra nhiều món ngon nức tiếng.

Du Xuân năm mới, mời các bạn hãy cùng vi vu khám phá miền sông nước và thưởng thức những món ngon “quên lối về” của vùng đồng bằng sông Cửu Long - nơi được mệnh danh là “Vùng đất Chín Rồng” nhé!

Đến Phú Quốc "măm" gỏi cá trích

Là một trong những món ngon “gây thương nhớ” của Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), gỏi cá trích được làm từ thịt của những con cá trích còn tươi roi rói mới đánh bắt từ biển về. Cá lọc bỏ xương, sau đó trộn cùng với hành tây thái lát mỏng và ít rau thơm, rắc thêm dừa nạo hoặc thính. Ăn gỏi cá trích “đúng điệu” nhất là cho cá và rau vào trong lá bánh tráng rồi cuộn tròn lại, chấm với nước mắm Phú Quốc được pha với tỏi, ớt, chanh, đường và lạc rang giã nhỏ.

Lưu ý nhẹ: Món gỏi cá trích này cực kỳ “bon miệng” đấy, bạn nhớ “giữ mồm giữ miệng” kẻo bị biến hình thành “chiến thần” cá trích khi oánh chén tì tì sạch tinh cả đĩa nhé.

Vù tới Sa Đéc ăn hủ tíu

Hủ tíu Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) “ngon không phải dạng vừa đâu”, thậm chí còn được đánh giá là ngon nhất miền Tây cơ đấy. Hương vị đặc trưng của món hủ tíu chính là nước lèo (nước dùng) đậm đà với xương heo, mực khô và tôm khô ninh kỹ.

Món hủ tíu khô cũng đặc sắc không kém với “topping” đầy ăm ắp gồm thịt nạc băm, thịt nạc nguyên miếng dày, chả rán vàng, tim gan, hành lá cắt nhuyễn… Gắp một miếng hủ tíu “đẫm” “topping” đưa lên miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt đậm, vị mằn mặn lẫn với chua cay… cực “cuốn”.

Vi vu Cần Thơ thưởng thức bánh cống

Tại sao lại gọi là bánh cống nhỉ? À, vì nguyên liệu làm bánh được đổ trong chiếc cống (ống sắt nhỏ) rồi đem chiên vàng. Bánh cống có vị bùi bùi của đậu xanh, khoai môn, tôm và thịt xào thơm… Tuy là món rán nhưng bánh cống ăn không chóng ngán vì được cuốn kèm với rau xanh và đồ chua.

Món bánh cống mlem… mlem không chỉ là món ngon của vùng đất Tây Đô gạo trắng nước trong mà còn là đặc sản nức tiếng của miền Tây Nam Bộ nữa đấy bạn ạ!

Về Bến Tre ăn cơm dừa

Xứ dừa Bến Tre nổi tiếng với các đặc sản từ dừa như kẹo dừa, dầu dừa… và cả món cơm dừa ngon hết sảy. Để làm món cơm dừa, người dân ở đây thường dùng trái dừa xiêm. Họ cắt ngang một phần trên quả dừa để trút nước ra. Phần vừa cắt ra được giữ lại để làm nắp đậy “nồi cơm dừa”. Sau đó, người ta cho gạo vào trái dừa, thêm nước dừa tươi rồi đem đi hấp cách thủy. Trải qua những công đoạn cầu kỳ như… luyện linh đơn thì đến khi ra thành phẩm, cơm dừa không làm ai phải thất vọng bởi độ ngon, ngọt, ngậy đến lạ thường. Chưa hết đâu, cơm dừa mà ăn cùng với tôm rang thì ngon “hết nước chấm”.

Đồng bằng sông Cửu Long còn rất nhiều đặc sản ngon “bá cháy” khác như: lẩu mắm (Bạc Liêu), cá cháy (Vĩnh Long)… Nếu có cơ hội thì bạn chớ có bỏ lỡ những món ngon khó cưỡng này nhé.

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Chăm học, số Tết năm 2024, mời các bạn độc giả mua báo đón đọc nhé!

Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Chăm học. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Món ngon vùng đất Chín Rồng tại chuyên mục Món ngon của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Món ngon khác

Hương vị Tết xưa: Chua ngọt vị mứt me

Ngày nay, các món bánh, mứt, kẹo ngày Tết vừa đẹp về hình thức vừa phong phú về hương vị. Nhưng có một số món kẹo, mứt dân dã từ xa xưa vẫn không thể thiếu khi Tết đến xuân về trong mỗi gia đình.

Dẻo thơm chè lam xứ Đoài

Dịp Tết, nếu về xứ Đoài (vùng đất phía Tây Hà Nội), bạn sẽ được thưởng thức món bánh chè lam mộc mạc, dung dị nhưng đầy đủ hương vị: Thơm dịu của bột nếp, ngọt ngào của mật mía, cay nồng của gừng và bùi ngậy của lạc...

Tới Phú Thọ nhớ ăn bún cọ

Phú Thọ là vùng đất của “rừng cọ, đồi chè”. Đời sống của người dân nơi đây gắn bó với cây cọ bao đời nay. Lá cọ được dùng để lợp mái nhà, làm quạt, chổi, nón, mành; thân cọ làm ván sàn, cột nhà; còn quả cọ là nguyên liệu không thể thiếu của nhiều món ăn. Để tớ kể các bạn nghe...