Những kiểu bánh chưng độc đáo, lạ mắt không thể thiếu được trong ngày Tết

vuhien
Trong mỗi gia đình người Việt vào dịp Tết không thể nào thiếu được bánh chưng. Tuy nhiên ngoài các loại bánh chưng truyền thống, người dân các vùng miền còn biến tấu ra rất nhiều loại bánh chưng khác nhau có hương vị đặc biệt riêng.

Bánh chưng nếp nương lá riềng Điện Biên

Với địa thế tuyệt vời và đất đai màu mỡ, Điện Biên đã cho ra đời biết bao sản vật ngon và quý hiếm. Một trong những đặc sản nổi tiếng nhất đó chính là món bánh chưng nếp nương lá riềng Điện Biên.

Nếu được thưởng thức một chiếc bánh chưng được làm từ gạo nếp nương Điện Biên, bạn sẽ thấy hương vị thơm ngon đến khó quên.

Bánh chưng được làm bằng những hạt gạo dài, chắc, mẩy, mười hạt như mười nên chiếc bánh chưng nên khi bánh ninh nhừ đến mấy vẫn giữ nguyên được hình dáng hạt gạo, bánh dền và dù có để tủ lạnh 3-4 ngày vẫn không hề lại gạo như với những loại bánh thông thường.

Thịt lợn gói bánh là loại lợn mán giống hiếm, người dân tộc nuôi ba năm mới cho thu hoạch một lứa, có giá thành đắt gấp ba, bốn lần thịt lợn siêu nạc. Thịt lợn mán được nuôi trong bản với lối chăn thả tự do, sử dụng thức ăn là cây cỏ thiên nhiên nên thịt rất chắc thơm, không sử dụng hóa chất kích thích tăng trưởng. Thịt lợn mán thuần chủng có lớp mỡ béo ngậy, tạo vị béo.

Đỗ xanh làm nhân bánh được chọn từ những vùng quê chuyên trồng đỗ. Khi nấu bở tơi, bùi béo, vàng óng ả. Chiếc bánh còn chứa đựng hương vị của thiên nhiên nắng gió, của núi rừng Tây Bắc khi được bọc bằng chiếc lá dong rừng thơm ngát.

Bánh chưng Điện Biên được rất nhiều người trong và ngoài nước ưa chuộng, từ hình thức cho tới chất lượng, mùi vị.

Bánh chưng gấc

Bánh chưng gấc vừa dẻo, có vị mặn ngọt và màu đỏ đẹp tượng trưng cho phú quý phát tài, mang lại nhiều may mắn. Cách gói bánh chưng gấc như gói bánh chưng xanh, nhưng khi bóc ra, ruột bánh chưng gấc đỏ.

Bánh chưng gấc được làm từ các nguyên liệu tươi ngon như: nếp, đậu xanh, gấc, thịt heo, gia vị… bề ngoài vẫn xanh như bánh chưng xanh nhưng khi bóc ra, ruột đỏ au, gạo dẻo, nhuyễn lại có vị mặn ngọt của gấc và các gia vị truyền thống của người Việt, tạo nên một mùi vị đặc biệt.

Bánh chưng nếp cẩm

Bánh chưng nếp cẩm có vỏ bánh có màu đen tím như ta có thể thấy ở hạt nếp cẩm. Vỏ bánh khi ăn rất mềm và dẻo, ăn vào có cảm giác thanh – mát.

Nhân của bánh có vị rất mới lạ, được trộn thêm hành vào nhân thịt mỡ, với hạt tiêu vỡ được bọc trong vỏ ngoài là đậu xanh.

Đỗ xanh làm nhân bánh là thứ đỗ quê đều hạt, vỏ mỏng, lòng vàng. Đỗ được vỡ đôi, ngâm nước, đãi sạch vỏ trộn một ít muối. Thịt chọn gói bánh là loại thịt ba chỉ ngon từ lợn miền ngược thả rông chắc nịch, thái miếng to, ướp muối, hạt tiêu ngấm đều.

Bánh chưng nếp cẩm là món ăn giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là hệ tuần hoàn và tim mạch. Nếp cẩm là một món ăn có vị ngọt, tính ẩm, dễ tiêu hóa, làm ấm bụng. Vì thế, cơm nếp cẩm rất tốt đối với những người có vấn đề về tiêu hóa hoặc mắc các căn bệnh về dạ dày.

Bánh Tét

Nếu như ở miền Bắc có bánh chưng xanh truyền thống thì người miền Nam lại có loại “bánh chưng” của riêng mình gọi là bánh tét. Nguyên liệu vẫn vậy nhưng bánh được gói thành hình trụ dài, mỗi chiếc nặng trung bình khoảng 1kg. Bánh tét thường được gói với ít đỗ và rất ít hoặc không có thịt, để có thể ăn được đến cả những ngày sau Tết. Bánh tét dùng lá chuối thay cho lá dong. Với 2 đến 4 chiếc lá xếp theo chiều dọc, rải gạo, đậu (đỗ) theo chiều của lá và quấn bằng lạt mềm để bó chặt chiếc bánh. Ở miền Nam, bánh tét có rất nhiều loại như: bánh tét chay không nhân, bánh tét mặn, bánh tét ngọt và bánh tét nhân thập cẩm…

Bánh chưng ngũ sắc

Đây là loại bánh chưng độc đáo mà bạn có thể làm để thay đổi khẩu vị cũng như hình thức bánh cho ngày Tết. Sở dĩ được gọi là bánh chưng ngũ sắc bởi 5 màu dễ thấy sau khi bóc bánh

Đây là loại bánh chưng độc đáo mà bạn có thể làm để thay đổi khẩu vị cũng như hình thức bánh cho ngày Tết. Bánh chưng ngũ sắc đặc biệt bởi có 5 màu: vàng, xanh, tím, đỏ, trắng tượng trưng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ với ý nghĩa mang lại sự bình an và may mắn cho năm mới.

Chiếc bánh ngũ sắc tuyệt vời không chỉ ở màu sắc mà còn có mùi vị rất thơm, là sự quyện hòa của 5 vị khác nhau, khiến người ăn không dễ bị ngấy.

Để làm được một chiếc bánh chưng ngũ sắc cần nhiều thời gian và sự tỉ mỉ, kỹ thuật cầu kỳ, người nội trợ phải khéo léo trong các khâu: ngâm gạo, pha nước màu, đổ gạo vào khuôn, gói chặt tay sao cho các màu không bị lẫn với nhau và để bánh có 5 màu đẹp nhất. Màu sắc của bánh được làm hoàn toàn bằng nguyên liệu tự nhiên: gạo màu xanh sử dụng từ nước của lá riềng xay, màu vàng từ nghệ tươi, màu đỏ của gấc, màu tím từ nếp cẩm hoặc màu nước lá cẩm.

Ngoài ra, ở một số vùng miền núi của nước ta cũng có loại bánh chưng mang nét đặc biệt của riêng mình. Ví dụ như ở Sapa, họ gói bánh chưng thành từng chiếc nhỏ, không vuông như bánh Bắc, cũng chẳng dài như bánh Nam, có hai loại là bánh chưng trắng và bánh chưng đen. Về phần nhân bánh chưng đen và bánh chưng trắng cũng giống bánh chưng dưới xuôi, bánh gồm: vỏ gạo nếp (có thể là gạo nếp thường hoặc gạo nếp cẩm), nhân đậu, thịt mỡ, chỉ hơi khác chút xíu về hình dáng. Món bánh này đặc biệt mềm dẻo, dễ ăn nên rất được người Sapa và du khách ưa chuộng. Miền Bắc gói bánh chưng vuông còn họ lại gói hơi thuôn dài một chút. Với bánh chưng trắng thì có đặc điểm là lớp vỏ ngoài trắng muốt chứ không “mặc” một lớp áo xanh như ta thường thấy. Còn bánh chưng đen thì trước khi gói, gạo sẽ được nhuộm đen rồi mới đem gói. Điều đặc biệt là khi ăn bánh chưng đen không bị nóng cổ nóng ruột như các loại bánh chưng bình thường nên nhiều người rất thích loại bánh này.

Kim Hiền(Tổng hợp)

 

 

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những kiểu bánh chưng độc đáo, lạ mắt không thể thiếu được trong ngày Tết tại chuyên mục Món ngon của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Món ngon khác

Độc đáo hương vị Tết cung đình

Tết này, chúng mình hãy cùng nhau đến thăm cố đô Huế - nơi còn lưu giữ dấu ấn của vương triều nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam - để khám phá các loại bánh, mứt Tết đã xuất hiện trong ẩm thực cung đình xưa kia nhé!

Hương vị Tết xưa: Chua ngọt vị mứt me

Ngày nay, các món bánh, mứt, kẹo ngày Tết vừa đẹp về hình thức vừa phong phú về hương vị. Nhưng có một số món kẹo, mứt dân dã từ xa xưa vẫn không thể thiếu khi Tết đến xuân về trong mỗi gia đình.

Dẻo thơm chè lam xứ Đoài

Dịp Tết, nếu về xứ Đoài (vùng đất phía Tây Hà Nội), bạn sẽ được thưởng thức món bánh chè lam mộc mạc, dung dị nhưng đầy đủ hương vị: Thơm dịu của bột nếp, ngọt ngào của mật mía, cay nồng của gừng và bùi ngậy của lạc...