Những quán ăn chật chội vẫn đắt khách ở chợ Đồng Xuân

Phan Thu Trang
Để vào ăn, du khách phải gửi xe ở ngoài, đi bộ tìm quán và chờ xếp chỗ trong những dãy bàn chật hẹp mới được thưởng thức các món ngon trứ danh ở chợ Đồng Xuân - Hà Nội như bún ốc, cháo sườn, bún chả que tre.

1. Bún ốc

Cuối ngõ chợ có quán bún ốc nhỏ, ít chỗ ngồi nhưng tấp nập khách ra vào, đặc biệt cao điểm vào buổi trưa. Bạn sẽ bị hấp dẫn bởi ốc nhồi béo và giòn, nước dùng chua chua, thơm nhẹ nhàng vị giấm bỗng. Ngoài bún chan, quán còn phục vụ bún chấm dành cho những thực khách muốn đổi kiểu ăn. Ở đây, bún rối được để riêng, khi ăn mới cho vào bát nước dùng nóng hổi với đầy đủ ốc, chuối, đậu. Mỗi bát bún chan có giá 30.000 đồng, còn bún chấm 35.000 đồng một bát. Quán mở cửa từ 10h đến 16h hàng ngày. Ảnh: Ngoisao. 

2. Bún chả que tre

Bún chả vẫn được kẹp que tre nướng trên than hoa theo đúng nét ẩm thực Hà Nội xưa. Miếng chả được bọc trong lá xương xông, nướng vàng thơm, ăn kèm bún và nước chấm rất vừa miệng, giá chỉ 30.000 đồng mỗi bát. Điểm đặc biệt thú vị ở quán là thứ gia vị độc đáo mà ít nơi nào có được, đó là nước giấm sấu, giấm me tự làm ăn với bún. Mỗi suất bún chả ngõ Đồng Xuân có giá 35.000 đồng. Điểm trừ khi ngồi ăn ở đây là hơi chật chội và ngồi lâu dễ bị ám khói từ bếp nướng chả. Ảnh: Ngoisao.

3. Bún mọc tiết

Quán ở phía sau chợ Đồng Xuân có thâm niên gần 20 năm với món bún mọc tiết lạ tai. Tô bún có vị đậm đà, miếng mọc to, thêm tiết và măng tạo vị chua chua dễ ăn. Nhiều người còn ưa thích quán này vì món quẩy khá ngon. Quán bán từ 6h sáng đến đêm, giá một bát là 20.000 đồng, đĩa quẩy giá 5.000 đồng. Ảnh: Lozi.

4. Cháo sườn sụn

Cháo sườn sụn chợ Đồng Xuân bắt đầu bán từ khoảng 5h chiều, càng về đêm càng đông khách. Cháo ở đây được xay rất mịn, hoàn toàn không còn thấy hạt gạo, đặc sánh, đậm hương, ngọt thịt. Ngoài nước cốt xương ninh, cháo còn có sườn sụn, ăn giòn sần sật, quẩy và ruốc thịt thêm phần hấp dẫn. Quán nằm trên vỉa hè phố Đồng Xuân, đối diện cổng chợ Đồng Xuân, giá một phần đầy đủ là 30.000 đồng. Ảnh: Hoài Nhơn.

5. Nộm bò khô

Một đĩa nộm bắt mắt với bò khô cắt miếng to gần bằng ngón tay út, thịt bò mềm, ngọt, rau thơm, đu đủ sợi tươi, ngon trộn đều với nước sốt và lạc rang. Giá mỗi suất nộm khoảng 30.000 đồng. Ngoài nộm bò khô, quán bán bánh bột lọc, nem cuốn cũng được thực khách yêu thích. Ảnh: Hương Giang.

6. Chè

Chè trong ngõ chợ có rất nhiều loại, từ truyền thống như đỗ đen, ngô, bưởi, đậu đỏ… đến các loại chè Thái đa dạng, caramel, sữa chua nếp cẩm. Người Hà Nội vẫn yêu thích cốc chè đỗ đen trân châu truyền thống với vị thanh mát đúng chuẩn chè quê. Du khách thường chọn chè xuka hoặc các loại thập cẩm dễ ăn, vị ngọt mát. Giá một cốc từ 15.000 đồng. Các quán chè chỉ có ít chỗ ngồi, nếu đông khách, bạn phải đợi xếp chỗ. Ảnh: Hương Giang.

Theo Vnexpress

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Những quán ăn chật chội vẫn đắt khách ở chợ Đồng Xuân tại chuyên mục Món ngon của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Món ngon khác

Hương vị Tết xưa: Chua ngọt vị mứt me

Ngày nay, các món bánh, mứt, kẹo ngày Tết vừa đẹp về hình thức vừa phong phú về hương vị. Nhưng có một số món kẹo, mứt dân dã từ xa xưa vẫn không thể thiếu khi Tết đến xuân về trong mỗi gia đình.

Dẻo thơm chè lam xứ Đoài

Dịp Tết, nếu về xứ Đoài (vùng đất phía Tây Hà Nội), bạn sẽ được thưởng thức món bánh chè lam mộc mạc, dung dị nhưng đầy đủ hương vị: Thơm dịu của bột nếp, ngọt ngào của mật mía, cay nồng của gừng và bùi ngậy của lạc...

Tới Phú Thọ nhớ ăn bún cọ

Phú Thọ là vùng đất của “rừng cọ, đồi chè”. Đời sống của người dân nơi đây gắn bó với cây cọ bao đời nay. Lá cọ được dùng để lợp mái nhà, làm quạt, chổi, nón, mành; thân cọ làm ván sàn, cột nhà; còn quả cọ là nguyên liệu không thể thiếu của nhiều món ăn. Để tớ kể các bạn nghe...