Tết cổ truyền trong lòng những người con xa xứ

Nguyễn Hà
Không ai nhận ra quê hương đẹp đến nhường nào cho đến khi họ phải rời xa quê hương mình.

Cứ mỗi dịp tết đến, mấy thằng bạn tôi lại trêu nhau:“Bao giờ tụi mày tính về quê đó, thôi tụi bay đừng về, ở quê đang yên ổn, về làm gì!?”. Rồi lại cùng nhau cười phá lên, hân hoan sải bước cho kịp chuyến xe về quê. Vậy mà nhanh quá, đã 6 tháng rồi, 6 tháng tôi xa quê hương, một mình nơi đất Nga tuyết trắng. Nơi mà, cho dù muốn có những câu chuyện bông đùa vậy cũng không được, nói gì tới việc được về quê ăn tết với gia đình.

Không khí se se lạnh, một vị lạnh không ngọt nhưng lại rất đượm khiến lòng con người ta nao nao nhớ lại từng hồi ức quê nhà, từng kỉ niệm bên gia đình. Nếu như lúc này tôi đang ở nhà thì có lẽ đang đi dạo phố chơi tết, đi chợ hay cùng mấy anh chị em dọn dẹp, thiết kiết trang trí lại nhà cửa lần nữa để chuẩn bị đón xuân. Nhưng giờ đây tôi đang một mình sải bước bên lề đường, với ba thứ đồ lặt vặt trong tay: rau cải bắp, thị heo, hành tây...gia vị. Mau chóng về phòng, hoàn thành nhiệm vụ, để mọi người còn kịp làm cơm tất niên.

Cuộc sống của học viên là vậy, dù ở đâu Nga hay Việt nam thì cũng sơ sài như nhau. Hơn nữa cũng không phải tết của nước ngoài, nên mọi người chỉ cố gắng xin nghỉ được mùng 1 mùng 2 tết , và chiều 30 để tổ chức tất niên. Vậy nên đã sơ sài lại càng gấp gáp hơn. Gấp gáp phân công thành từng nhóm, nhóm đi mua đồ, nhóm nấu ăn , nhóm đi lấy cành cây, cắt hoa trang trí phòng.... Tôi được đặc biệt giao nhiệm vụ mua đồ và thiết kế cây đào cho phòng, nhiệm vụ  cao cả mà khá vất vả. Vì nghiễm nhiên bên này không có hoa đào. Chúng tôi phải đi lấy cành cây, mang về sau đó cắt hoa giấy, tô màu, gắn lên thân cây, quấn đèn nháy, thắp lên. lòng thầm nghĩ vẫn là thứ tự tay mình làm ra sẽ cảm thấy đẹp nhất.

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh”...Thịt mỡ, dưa hành thì có rồi, còn bánh chưng thì hơi gian nan. Một phần trong ký túc không đủ điều kiện luộc, phần còn lại là không có thực phẩm làm bánh. Chúng tôi phải lặn lội lên thành “Xanh” (Saint Peterburg, Nga) đặt bánh trên này. Khoảng cách cũng gần 100km chứ ít, may là giao thông đi lại thuận tiện, nhưng khó khăn không thể ngăn được ta tìm về mùi vị quê hương”. Mấy anh em cười khích lệ nhau rồi lên đường đi lấy bánh.

“Cố lên, nhiệm vụ của đồng chí là cao cả nhất đó. Tôi muốn đi còn không được, đồng chí phải mang rước được mấy em đó về an toàn đó”, tôi cười đáp lại.

Nhớ hồi mới sang còn bỡ ngỡ, không biết làm gì, cứ ngộ như đứa trẻ mới xa mẹ mà giờ thoáng cái đã nửa năm trôi qua rồi. Cũng dần trưởng thành hơn, quen với cuộc sống tự lập, tự tạo cho mình được tính kỷ luật mà một quân nhân phải có.

15h30 tất cả đồ đạc đã được chuẩn bị sẵn sàng, phòng ốc trang trí ổn thoả. Mọi người hò nhau, mỗi người một ghế quây quanh màn hình máy tính chờ đợi “hài táo quân”. Vừa chờ đợi vừa chia sẻ những câu chuyện gia đình cùng đồng chí đồng đội. Tự dưng đâu đó vang lên bản nhạc “Xuân này con không về”.  Một cảm giác dưng lên trong lòng, nhớ nhà, nhớ gia đình, nhớ người thân. Cái cảm giác không còn da diết như lúc mới sang, nhưng vẫn khiến khoé mắt mọi người ngấn lệ.

Nhớ lúc mới chân ướt chân ráo sang đây, không người thân, không bạn bè, không gì cả. Thậm chí đến cả nói chuyện cũng không, vì rào cản ngôn ngữ, nghe không hiểu, muốn nói cũng không được. Cảm giác lạc lõng, bức bối đến khó chịu đúng như những gì ta người ta vẫn nói: “Nơi đất khách quê người. Cuộc sống câm lặng”. Nhiều lúc muốn nói điều gì mà không nói được, bị người khác hiểu lầm mà không thể giải thích. Hàng ngày chỉ ôm chiếc điện thoại  xem lại những tấm hình chụp cùng mọi người, rồi có cơ hội là gọi về nói chuyện. Nói nhiều không được, vì sợ mọi người lo lắng, vì luôn muốn được nói chuyện được gần bố mẹ thêm chút nữa.

Đi học thì bắt đầu bằng những chữ cái O, A... như đứa trẻ mới vào lớp mẫu giáo. Vậy mà mỗi lần có ai hỏi cuộc sống như nào, vẫn cười tươi trả lời : “Con bên này tốt lắm ạ”. Sang vài hôm quen rồi, thấy cũng không khác ở nhà là bao”. Trong lòng thì thầm thán phục “Anh Thanh Niên” trong lặng lẽ sapa của Nguyễn Thành Long. Chỉ muốn được chia sẻ, được thỏa mãn cái ham muốn gặp và nói chuyện với một người  Việt Nam. Chắc cũng do vậy mà tình cảm đồng chí đồng đội gắn chặt lại với nhau, san sẻ với nhau từng li từng tí. Không hề có khoảng cách, mà đơn giản đó là một gia đình. Một gia đình thứ hai, gia đình tuyệt vời mà không phải ai cũng có được. Nếu được nói một điều, tôi chỉ muốn nói, tôi tự hào khi mình có một gia đình như vậy.

Một cái Tết đơn giản, không cầu kỳ, mà thấm đậm hương vị quê hương. Có bánh, có đào, có hoa, có nhạc đặc biệt là có tình cảm anh em, đồng chí đồng đội, cùng nhau đón tết, chúc nhau và gia đình những câu may mắn nhất đầu năm. Với chúng tôi, những người học viên xa quê như vậy là đủ rồi. Yêu người Việt Nam, yêu những ngày lễ truyền thống của việt nam, cho dù là đi xa đến đâu thì tinh thần này vẫn luôn ở trong tim, luôn gìn giữ phát huy.

  Nguyên Khánh

Cuộc thi viết "TẾT TRONG TÔI" do Báo điện tử Thiếu niên Tiền phong tổ chức (từ 5/2 đến 25/2) là nơi để độc giả chia sẻ, gửi gắm tâm tư, nỗi niềm của mình mỗi dịp Tết đến xuân về.

Tiêu đề ghi rõ: Bài dự thi “Tết trong tôi”.

- Họ tên:

- Địa chỉ:

- Điện thoại:

- Đường link Facebook:

- Bài dự thi có thể thể hiện dưới hình thức bằng văn xuôi tối đa 1000 chữ (có ảnh minh họa).

- Bài dự thi dạng ảnh: Tối thiểu 5 -7 ảnh, có kèm chú thích.

- Bài dự thi dạng video: Tối đa 3 phút, định dạng video mp4, kèm theo tiêu đề phản ánh nội dung câu chuyện.

- Một người có thể gửi nhiều tác phẩm dự thi (chỉ được nhận giải cho 1 tác phẩm)

- Viết bằng tiếng Việt, có dấu, không viết tắt, không sử dụng teencode...

Bài dự thi gửi về địa chỉ email: cuocthi@thieunien.vn.

Xem thể lệ cuộc thi chi tiết tại đây.

 

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tết cổ truyền trong lòng những người con xa xứ tại chuyên mục Sáng Tác của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Chiếc giày lẻ

Lớp An có một bạn mới chuyển đến. Bạn ấy tên Tùng và nhà nghèo lắm. Hơn thế, Tùng chỉ ...

Dòng sông trong tim tôi

Dòng sông giống như dòng chảy của thời gian. Từ xa xưa, loài người đã có mối liên kết đặc ...

Bài Sáng Tác khác

Vị tướng đan sọt

- Mau tránh đường cho Đức Ông dẫn quân đi qua! Tay Phạm Ngũ Lão vẫn thoăn thoắt đan sọt, đầu nghĩ tới những chiến lược quân sự nên chàng không nghe thấy tiếng thét của quân lính.

Mùi của nắng

Nếu ai đó hỏi bạn: Mùi nắng có mùi gì? Bạn sẽ trả lời thế nào? Thật khó để nói rõ vì đây là một thứ mơ hồ không thể nói cho rõ. Mùi của nắng.

Tình yêu của bà

Mai được sinh ra ở đất nước xa xôi Hàn Quốc, 6 tháng tuổi về Việt Nam và từ đó dần lớn lên trong tình yêu của “người mẹ” mang tên BÀ NGOẠI.