Có thể bạn chưa biết, không phải tương cà, nước mắm mới chính là loại ketchup đầu tiên

Minh Hồng
Ketchup ngày nay luôn được hiểu là tương cà, tuy nhiên, ngày xưa nguồn gốc của từ này không phải lúc nào cũng đến từ cà chua đâu.

Ngày nay, ketchup trở thành loại sốt gia vị không thể thiếu, nhất là khi bạn thưởng thức cùng các món đồ chiên rán. Khi nói tới loại sốt này, bạn hiểu ngay là tương cà đúng không? Nhưng quá trình để ketchup là tương cà không đơn giản thế đâu, cùng tìm hiểu xem nhé!

Có thể bạn chưa biết, không phải tương cà, nước mắm mới chính là loại ketchup đầu tiên - Ảnh 6

Nguồn gốc của ketchup

Từ thời rất xa xưa, cái tên "ketchup" được dùng để đặt cho nhiều kiểu sốt gia vị khác nhau trên khắp thế giới.

Từ thế kỷ 17, người Trung Quốc đã sáng chế ra thứ gia vị được phát âm là "ke-chiap". Đó chính là loại gia vị được làm từ cá lên men, trộn thêm một số gia vị mà ngày nay chúng ta thường gọi là nước mắm.

Có thể bạn chưa biết, không phải tương cà, nước mắm mới chính là loại ketchup đầu tiên - Ảnh 1
Nước mắm là loại ketchup đầu tiên

Trong khi đó vào thế kỷ 18, tại Malaysia và Singapore, có một loại sốt khác mang tên "kecap" được làm từ đậu nành. Nó có vị khá giống xì dầu (nước tương), thường được dùng trong món chiên rán và thịt nướng để tăng hương vị.

Có thể bạn chưa biết, không phải tương cà, nước mắm mới chính là loại ketchup đầu tiên - Ảnh 2
 "Kecap" cũng là một loại ketchup

Nhiều sách nấu ăn ghi lại, một số loại ketchup còn được làm từ nấm và quả óc chó ngâm; một số khác thì từ cá cơm, rượu vang và gia vị.

Có thể thấy, cái tên ketchup được dùng cho rất nhiều loại sốt với các nguyên liệu khác nhau và dường như chẳng liên quan gì tới cà chua như chúng ta nghĩ ngày nay.

Cho tới thế kỷ 19, người Mỹ mới phát minh ra loại tương làm từ cà chua, chất làm ngọt, giấm, và các loại gia vị như đinh hương, ớt, hạt nhục đậu khấu, gừng... Tất cả các nguyên liệu được trộn đều cùng nhau, tạo ra một loại sốt và gọi là ketchup. Đây cũng chính là công thức cho món tương cà chua mà chúng ta thưởng thức ngày nay.

Đến năm 1876, công ty Heinz (Mỹ) đưa sản phẩm tương cà chua đóng chai ra thị trường. Tuy nhiên, nguyên liệu chính không phải là cà chua tươi, mà là bột cà chua. Và kể từ đó, công thức làm ketchup từ cà chua tươi cũng bị thay đổi.

Có thể bạn chưa biết, không phải tương cà, nước mắm mới chính là loại ketchup đầu tiên - Ảnh 3

Ketchup trong cuộc sống ngày nay

Ngày nay, tương cà chua – ketchup trở thành loại sốt yêu thích của nhiều người và được sử dụng đa dạng các món ăn.

Phổ biến nhất có lẽ là dùng tương cà làm sốt cho bánh pizza và mì spaghetti.

Có thể bạn chưa biết, không phải tương cà, nước mắm mới chính là loại ketchup đầu tiên - Ảnh 4
Spaghetti Napoli

Tại Philippines, có loại ketchup rất đặc biệt – ketchup chuối với nguyên liệu được làm từ chuối. Nguyên nhân là bởi thời điểm ấy Thế chiến thứ 2 xảy ra và cà chua trở nên khan hiếm, người ta buộc phải dùng chuối thay thế. Còn người Đức lại chuộng món ketchup có vị cà ri - thường dùng với xúc xích.

Ketchup thường chỉ dùng làm sốt cho các món ăn mặn, nhưng vì quá mê loại gia vị này, người Canada đã sáng tạo, dùng ketchup trong cả bánh ngọt. Đây là loại bánh với lớp phủ bằng tương cà chua và được rất nhiều người yêu thích.

Có thể bạn chưa biết, không phải tương cà, nước mắm mới chính là loại ketchup đầu tiên - Ảnh 5
Bánh ketchup Canada

Tại Trung Quốc, tương cà là gia vị không thể thiếu trong món gà chua ngọt trong khi món pad Thái nổi tiếng cũng dùng tương cà kết hợp cùng me chua.

Phải công nhận rằng, tương cà phù hợp với mọi loại đồ ăn và là loại sốt yêu thích của rất nhiều người, còn bạn thì sao?

Bạn đang đọc bài viết Có thể bạn chưa biết, không phải tương cà, nước mắm mới chính là loại ketchup đầu tiên tại chuyên mục Món ngon của Báo Thiếu niên Tiền phong & Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bài Món ngon khác

Bánh trung thu của các nước như thế nào?

Mâm cỗ cúng trăng truyền thống trong ngày Tết Trung thu ở Việt Nam gồm 5 loại hoa quả tượng trưng cho ngũ hành trong trái đất, bánh nướng, bánh dẻo với nhiều hương vị khác nhau.

Việt Nam có 8 món ăn được báo nước ngoài khen ngợi: Toàn đặc sản đến khách Tây phải 'nghiện'

Nhờ vào hương vị độc đáo, kết hợp đa dạng nguyên liệu mà ẩm thực Việt Nam luôn có sức hấp dẫn lớn với du khách nước ngoài. Những món ăn làm nên "thương hiệu" của chúng ta như phở, bánh mì, bún chả, cơm tấm,… đều được các du khách thử qua và dành nhiều lời khen ngợi. Không những vậy, các món ăn này còn liên tục được ca ngợi trên những tờ báo nước ngoài có tiếng khiến người Việt tự hào khôn xiết.