Ăn cơm giúp bạn duy trì năng lượng và phòng chống được nhiều loại bệnh như ung thư, Alzheimer, kiểm soát huyết áp. Lợi ích trên chỉ được phát huy hết tác dụng nếu bạn ăn cơm đúng cách, nếu không, chúng còn nguy hại tới sức khỏe nữa cơ.
Cùng điểm qua những thói quen sai lầm khi ăn cơm mà nhiều người mắc phải nhé!
1. Ăn quá nhiều cơm
Cái gì nhiều quá cũng không tốt, ăn cơm cũng vậy. Trong cơm chứa nhiều đường, nếu bạn ăn nhiều, lượng đường trong máu tăng cao. Thói quen này nếu kéo dài sẽ tiểu đường, biến chứng tim mạch,…
Mỗi bữa, bạn chỉ nên ăn khoảng 2 lưng bát cơm tùy thể trạng nhé!
2. Ăn cơm chan canh
Đây là thói quen thường thấy trong các bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, thói quen này được đánh giá không tốt chút nào. Trong bữa cơm, bạn nên hạn chế dùng các loại nước canh hoặc nước lọc, nước ngọt.
Nguyên nhân là bởi chúng làm tăng kích thích của dạ dày, từ đó ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa. Quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày khiến qáu trình tiêu hóa bị chậm lại.
Chưa kể, việc chan canh vào cơm khiến thức ăn bị nuốt nhanh hơn sẽ không được hấp thụ nước bọt đã tiêu hóa xuống dạ dày từ đó làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Thức ăn chưa được nghiền nát đã xuống dạ dày dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày, dạ dày phải làm việc nhiều hơn, dễ đau hơn lâu dài sinh ra bệnh đau dạ dày có nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày.
Bạn nên ăn chậm, nhai kỹ và nếu muốn uống nước canh hoặc nước lọc, hãy dùng sau khi ăn cơm.
3. Ăn thức ăn trước, ăn cơm sau
Nhiều bạn sẽ chọn ăn đồ ăn mình yêu thích trước rồi mới ăn cơm. Điều này dễ dẫn tới tình trạng chán cơm, thiếu tinh bột gây suy dinh dưỡng. Nguy hiểm hơn đó là khi ăn thức ăn trước chất đạm trong thức ăn sẽ chuyển ngay thành axit uric bám vào các khớp xương và hình thành nên bệnh Gout về lâu dài.
Để tránh tình trạng này, bạn nên ăn thức ăn và cơm cùng nhau nhé.
4. Ăn cơm nguội
Để tiết kiệm, nhiều gia đình có thói quen hâm nóng cơm nguội từ bữa trước hoặc rang lên ăn. Tuy nhiên, đây là việc không nên. Bởi cơm là thực phẩm giàu dưỡng chất, tinh bột, đường nên rất dễ nhiễm khuẩn mà cụ thể là khi để ở nhiệt độ thường trong thời gian dài, những bào tử vi khuẩn trong cơm sẽ phát triển mạnh mẽ, tạo môi trường cho vi khuẩn Bacillus cereus sinh sôi, phát triển. Khi nhiễm khuẩn, cơm nguội có thể gây ra chứng rối loạn tiêu hóa, ngộ độc cấp.
Chưa kể, cơm nguội rất nhanh thui, chỉ để ở nhiệt độ thường hoặc nơi nóng bức, cơm sẽ nhanh phân hủy, ngả màu vàng, có mùi hôi thiu. Khi đó bạn phải bỏ cơm ngay.
Bạn chỉ nên ăn cơm nóng hoặc cơm nóng vừa để nguội. Nếu ăn không hết, cơm phải được bảo quản trong tủ lạnh, không quá 24h, không ăn khi cơm có các dấu hiệu bất thường.
5. Không nhai kỹ khi ăn cơm
Khi bạn nhai cơm đúng cách, các tuyến nước bọt sẽ giải phóng một loại enzyme có tính kiềm là ptyalin giúp phân giải các chất trong thực phẩm thành đường đơn. Nếu bạn nhai quá ít, cơm sẽ không được phân giải tốt và có thể dẫn tới một số vấn đề như ợ nóng, táo bón và trào ngược axit.
Chưa kể, thói quen nhai cơm không kỹ về lâu dài có thể gây ra các bệnh về tiêu hoá, đồng thời giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
Khi ăn nhanh, bạn có xu hướng ăn nhiều hơn mức cần thiết, hormone tạo cảm giác no cũng chưa kịp truyền tới não bộ. Vì vậy, não bộ không ra lệnh ngừng ăn kịp thời, một lượng calo dư thừa vẫn tiếp tục được bổ sung. Chính điều này gây tăng cân, thậm chí ở mức khó kiểm soát.