Tại sao con lại phải đến trường?

Cún bông chăm học
Bống ơi dậy thôi! Hôm nay là ngày Khai giảng đầu tiên con bước vào lớp Một! Có bao nhiêu bạn mới con sẽ được làm quen. Cả ngôi trường mới cũng rất lớn và đẹp nữa!

Đang nằm ôm chiếc gối êm ơi là êm nên nghe mẹ gọi Bống vẫn còn ngái ngủ chưa muốn dậy. Bống he hé mắt nhìn mẹ giọng phụng phịu:

- Đôi mắt con chưa mở to được mẹ ạ. Chắc là mắt muốn ngủ thêm một lúc nữa.

- Ồ, thế thì mắt ngoan ơi dậy đi học cùng với chị Bống thôi! Các bạn chắc ai cũng đã dậy rửa mặt mũi và mặc quần áo chỉnh tề rồi. Bống phải khẩn trương kẻo muộn học ngay từ buổi đầu tiên thì chẳng được cô giáo khen và yêu đâu nhé!

- Mẹ ơi đến lớp có bạn mới cũng vui nhưng được ở nhà cũng thích ơi là thích mẹ ạ.

- Thế một lát nữa, bố mẹ đi làm, anh Bin cũng đi học, Bống ở nhà với ai?

Nghe mẹ nhắc, Bống dụi mắt ngồi dậy nhưng giọng vẫn còn hơi mít ướt:

- Mẹ ơi, con dậy đây. Nhưng tại sao chúng con lại cứ phải đến trường mẹ nhỉ?

- Thế Bống nói với mẹ Bống ước mơ lớn lên sẽ làm gì nào? - Con muốn làm ca sĩ. Làm ca sĩ thì không cần phải học chữ nhiều, chỉ cần hát thật hay thôi!

- Con ơi, không phải chỉ có nhà văn, các nhà khoa học, bác sĩ… mới cần học nhiều chữ đâu con ạ. Một bác nông dân, một chú thợ điện hay người bán rau… nếu chịu khó học thì sẽ trở thành một người nông dân giỏi, một người thợ giỏi, một người bán hàng giỏi. Ai cũng nên chăm học thì mới thực hiện được ước mơ và làm tốt công việc của mình chứ.

- Mẹ ơi, đôi mắt ngoan đã tỉnh ngủ rồi này! Con đã mặc quần áo gọn gàng. Mẹ đưa con đến trường để con học chữ thật giỏi, luyện hát thật hay mẹ nhé!

Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm TNTP Thứ Tư. Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm Cún bông Chăm học. Nếu bạn quan tâm, có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé!

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tại sao con lại phải đến trường? tại chuyên mục Sáng Tác của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Đốt lá đọc sách

Tiếng trống thúc dồn dập và tiếng reo hò từ đám hội ngoài đình vang vọng tới thật náo ...

Mùa đông không lạnh

Thế là ông lão mùa đông đã mở cánh cửa thời gian để những chùm mây xám ngủ yên trong căn ...

Bốn anh em tài giỏi

Ngày xưa, đã rất lâu rồi, có một người đàn ông nghèo sinh được bốn người con trai. Khi các ...

Nhớ lời cô ấm áp

Bạn ơi, tháng 11 tri ân thầy cô giáo đã đến rồi. Mời bạn cùng lắng nghe những lời cảm ơn ...

Bài Sáng Tác khác

"Hành khách" của tôi

Tháng 11 về, lòng tôi lại trào dâng kỷ niệm cũ, hình ảnh cậu bé Hoàng với dáng người nhỏ nhắn, làn da ngăm đen và đôi mắt nhỏ một mí lại hiển hiện trong tâm trí tôi. Thời gian trôi thật mau, mới đó đã bốn năm trôi qua, kể từ ngày tôi chuyển công tác về trường mới. Thế nhưng kỷ niệm với cậu bé Hoàng thì như mới ngày hôm qua thôi.

Chiếc giày lẻ

Lớp An có một bạn mới chuyển đến. Bạn ấy tên Tùng và nhà nghèo lắm. Hơn thế, Tùng chỉ có một chân vì tai nạn lúc nhỏ. Tùng luôn phải mang theo một cái gậy gỗ kẹp ở nách gọi là nạng để đi lại. An và các bạn trong lớp thương Tùng lắm, muốn giúp đỡ nhưng Tùng luôn từ chối.

Dòng sông trong tim tôi

Dòng sông giống như dòng chảy của thời gian. Từ xa xưa, loài người đã có mối liên kết đặc biệt với dòng sông như một người bạn thân thiết. Đến nay, dù cuộc sống của chúng ta hiện đại đến mấy thì những dòng sông vẫn có vai trò quan trọng, không thể thiếu, đem cho chúng ta nguồn nước mát và cảnh quan trong lành tuyệt đẹp.

Quà tặng của trái tim

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp đến rồi, liệu chúng mình có thể tặng thầy cô món quà gì thật ý nghĩa khiến thầy cô bất ngờ, vui vẻ và hạnh phúc nhỉ? – Cún Bông biết là có rất nhiều bạn sẽ đặt ra câu hỏi ấy.

Vị tướng đan sọt

- Mau tránh đường cho Đức Ông dẫn quân đi qua! Tay Phạm Ngũ Lão vẫn thoăn thoắt đan sọt, đầu nghĩ tới những chiến lược quân sự nên chàng không nghe thấy tiếng thét của quân lính.