Tết nay vẫn "đậm" như xưa khi được ở với Nội

Nguyễn Hà
Chiều 29 Tết, nắng chiều ngày cuối năm len lỏi qua từng lớp lá dong phơi ngoài sân, hông khô những bộn bề vất vả năm qua.

Kia là Nội tôi, Nội đang ngâm nếp - những hạt nếp sóng sánh, chuẩn bị làm thứ mà không có nó cũng gần như là không có Tết - Bánh Chưng.

Đấy, năm nào cũng vậy, Nội tôi cũng nấu một nồi bánh thật to. Nội bảo: "Có nhiều người lấy lí do công việc, để chối cãi cho việc lười gói bánh rồi alo bảo người ta đem tới, vậy thì còn gì là Tết nữa, cái phong tục gói bánh sắp thành Tết xưa rồi". Câu nói thức tỉnh tôi, có lẽ sẽ thức tỉnh những người nghe được. Mỗi cái Tết lại có thêm một vài điều mới, mất đi một vài điều cũ và có nhiều điều trở thành Tết xưa. Ngồi bên Nội đang tỉ mỉ gói từng chiếc bánh vuông vức,  nghe Nội kể chuyện xưa, tôi chìm đắm trong 2 cái Tết _ Tết xưa và Tết nay.

"Tết này xưa đâu có đầy đủ như bây giờ, Tết là nỗi lo toan kéo dài suốt cả năm con ạ!  Đầu Giêng, bà phải ra chăm những bụi dong để Tết còn có lá gói bánh, rồi ra tháng ba phải chăm mấy con gà để giết thịt hay bán đi mua quần áo cho lũ trẻ, đậu và gạo cũng phải để dành". Cái nỗi lo lắng cho Tết ngày nay giảm đi phần nào. Người ta bây giờ chỉ lo kiếm tiền, có tiền rồi chẳng lo không có Tết. Còn đâu cảnh nuôi gà, nuôi lợn, gói bánh,.. Bây giờ họ chỉ cần ở nhà, nhấc điện thoại lên sẽ có hàng tá thứ trong danh sách sắm Tết được mang tới tận nhà. May thay, gia đình tôi vẫn giữ được nhiều phong tục Tết xưa. Mẹ tôi, bà vẫn làm đủ loại mứt mỗi khi Tết mà bạn bè tôi vẫn khen đáo để. Còn bố tôi vẫn hay đèo tôi khắp phố phường xem hoa Tết, ngày trước là muốn đứa con thơ được biết được hiểu về Tết, ngày nay là muốn tôi đừng quên đi những phong tục đẹp hay ý nghĩa của từng loại hoa trong dịp Tết.

Sum vầy gia đình cũng là điều mà gia đình tôi vẫn giữ được so với cái Tết xưa, cái mà nhiều gia đình do công việc, do khoảng cách hay vô vàn lí do khác mà họ không thể quây quần bên nhau. Hay sự háo hức của con trẻ cũng giảm đi do sự đầy đủ của gia đình hay bố mẹ chúng chỉ mua mà không tự tay chuẩn bị, hoặc chỉ mong đến Tết để được nghỉ học hay đi du lịch.

Giao thừa cũng là lúc gia đình thực sự quây quần bên nhau, trao cho nhau những lời chúc năm mới, trẻ con háo hức nhận lì xì từ ông bà bố mẹ là những phong bao đỏ. Nhưng đó là Tết xưa, ngày nay ai cũng điện thoại và công nghệ cũng là điều khiến Tết không còn vui như trước. Có bao giờ vào ngày Tết mẹ tôi nói rằng đã chuyển lì xì cho tôi và bảo hãy ra ATM để nhận. May! Viễn cảnh kinh khủng kia là do tự tôi nghĩ ra thôi. Nhiều gia đình, nhiều đôi bạn trẻ còn lấy dịp Tết là thời gian cho họ đi du lịch khắp nơi. Tết xưa là đoàn viên sum họp, tết nay là đi đây đi đó.

Rồi sáng mùng 1, khi ngày trước là những cành hoa, những món mứt tự tay làm là món quà cho ông bà đầu năm thì bây giờ rượu ngoại hay các loại quả chery, kiwi,.. xì gà loại xịn lại được chọn lựa hơn cả. Sẽ không còn những những khuôn mặt mong chờ cầm trên tay bì đỏ mới cóng là mà sự so sánh về "thu nhập" Tết , thậm chí là cách nhìn của trẻ con vào số tiền lì xì của người này, người kia. Và điều mà chắc ai cũng nhận ra là cả trẻ còn lẫn người lớn điều không háo hức khi Tết đến nữa. Do cuộc sống đã quá đầy đủ, đâu còn cảnh hối thúc mua áo quần tết, được ăn đồ ăn ngon. Bà còn kể về cái Tết đầu thời kì bao cấp, cả năm đến chừng Tết mới được cấp thịt lợn, cũng gần như là lúc duy nhất mà trẻ con như Nội thời đó được ăn thịt, cái Tết thiếu thốn, đạm bạc mà đầm ấp tình cảm gia đình chỉ còn trong kí ức khi bây giờ, thứ gì, ở đâu cũng có và đôi khi là cùng trong mái nhà nhưng chưa hề có sự sum vầy, ấm cúng.

Tôi như đắm chìm trong lời kể của Nội. Đáng tiếc cho những phong tục, những ý nghĩa đang dần mất đi. Nhưng thay đổi phải chăng là không tốt ? Tết xưa và nay vui vẻ hay tẻ nhạt là trong cách cảm nhận của mỗi người. Sẽ là sự nuối tiếc của người già vì những văn hoá đậm chất dân tộc kia bị mai một. Đó lại là sự thích thú của người trẻ khi được đi du lịch và "tha hương" không còn mang nghĩa là nỗi buồn mà đã có thêm một nghĩa mới. Đó phải chăng là sự phù hợp của xã hội hiện đại, chúng ta sẽ ủng hộ cho cái Tết nay là hay cái Tết xưa ? Hay điều gì khiến con người thoải mái mà vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống, phong tục ý nghĩa sẽ là một cái Tết đẹp mà không quan trọng là Tết xưa hay Tết nay?

Hoài Thị Thương

Đọc báo điện tử Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn hơn trên các thiết bị di động với Ứng dụng TNTP&NĐ Online

Tải ngay ứng dụng TNTP&NĐ Online TẠI ĐÂY

Bạn đang đọc bài viết Tết nay vẫn "đậm" như xưa khi được ở với Nội tại chuyên mục Sáng Tác của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư banbientap@thieunien.vn.

Bài liên quan

Bà cố của Ken

Vừa đến cây dừa đầu ngõ, Ken đã nghe thấy tiếng bà cố (tức cụ) vọng ra:

Bài Sáng Tác khác

Bài toán điểm 10

Hôm ấy là buổi đầu tiên thầy dạy Toán lên lớp. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra ôn lại kiến thức. Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát ba loại đề khác nhau. Thầy nói:

Mùa hè rực rỡ

Mùa hè đang đến với nắng vàng rực rỡ! Mời bạn tới thăm miền quê trung du thanh bình qua những bức tranh của bạn Lương Vũ Lan Anh (đội 2, Vân Du, Đoan Hùng, Phú Thọ).