Mấy ông già kể chuyện bắt rắn, bắt cá sấu, rồi chuyện ở rừng hồi xưa. Rồi có lúc ca cải lương nữa. Cái gì mà tuồng Xin một lần yêu nhau, Lưu Bình Dương Lễ, Mùa thu trên Bạch Mã Sơn, Bên cầu dệt lụa...
Nghe cứ gọi là mùi mẫn đến mê người. Tôi khoái cải lương lắm, có khi ư ử hát theo. Mà mỗi lần nghe tôi hát, bọn Đốm và Bi Béo cứ gọi là ôm bụng cười ngất ngất. Còn thị Mướp thì la hoảng:
- Mèng đéc ơi cho ta xin! Cho ta xin!
Dưới tàn cây siro mát rượi, nghe mấy bài ca cải lương một lúc là rất dễ đi vào giấc ngủ. Nhưng tôi cố thức để nghe chuyện. Càng nghe càng thấy như mình đang lạc về những năm tháng nào, nửa hư nửa thật. Như chuyện về trận đánh trên sông Thất Kỳ, từ mấy trăm năm trước. Tôi nghe lỏm, xâu chuỗi lại các chi tiết thì được như vầy: tháng Ba năm Nhâm Dần, anh em nhà ĐÊM nay sáng trăng, nhà ông Hai có tiệc rượu. Tôi nằm ghếch mõm ở gốc cây siro. Bác Giác bảo khi mấy ông già nói chuyện thì rất nên ngồi nghe, toàn là chuyện hay ho. Mấy ông già kể chuyện bắt rắn, bắt cá sấu, rồi chuyện ở rừng hồi xưa. Rồi có lúc ca cải lương nữa. Cái gì mà tuồng Xin một lần yêu nhau, Lưu Bình Dương Lễ, Mùa thu trên Bạch Mã Sơn, Bên cầu dệt lụa... Tây Sơn là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đánh vào cửa sông, Nguyễn Ánh bày trận thủy binh trên sông Thất Kỳ nhưng cuối cùng không chống cự lại được đội quân bên kia nên vừa đánh vừa lui về đảo Phú Quốc.
Chuyện xưa chuyện nay, chuyện đại cuộc, chuyện tiếu lâm, chuyện nào cũng có. Rồi có khi họ còn kể chuyện thời chiến tranh nữa.
Tuổi thọ của con người dài gấp chục lần tuổi thọ của chúng tôi, có những chuyện con người trải qua, giống loài chúng tôi không thể nào hiểu hết được. Cuộc đời của giống loài tôi ngắn ngủi, còn cuộc đời họ thì vĩ đại vô cùng.
“Con người đi đến đâu, đất nở hoa đến đó” – tôi từng nghe bác Giác nói như vậy. Đó là khi bác kể cho chúng tôi nghe về nơi tôi sống, từng là một dải đất hiu quạnh nằm chơ vơ ngoài sông chưa từng có dấu chân người, vậy mà những lưu dân đầu tiên đã đến, họ cùng nhau dựng làng lập ấp. Chính con người đã mang theo tổ tiên tôi đến đây.
Cụ khuyển đầu tiên theo chân người có mặt trên đảo là cụ Đước, hậu duệ tiếp bước là cụ Mắm, sau nữa là cụ Muối và giờ là bác Giác.
Thế hệ chúng tôi lớn lên từ những câu chuyện kể của bác Giác, nghe như huyền thoại. Mỗi khi nghĩ về cuộc đời các cụ, tôi thấy việc nhai dép hay cắn lộn thật là nông nổi. Cụ Đước từng giúp người đào đất trồng khoai, bắt chuột, canh trộm đường sông. Cụ Mắm có mặt suốt trong những năm tháng con người cùng nhau trồng rừng, còn cụ Muối đã tận mắt chứng kiến những ngày tháng hồi sinh vĩ đại của đất này.
(…)
Trăng lên chếch bóng tự bao giờ. Trời càng về khuya, đảo càng thanh vắng, giọng ca cải lương của mấy ông già càng mùi mẫn: “Thương biết bao dấu chân cha ông đi mở cõi/Bìm bịp vẫn kêu chiều con nước rưng rưng…”.
Tôi lim dim mắt, vẫn còn vẳng bên tai tiếng đờn ca tài tử. Trong giấc mơ, tôi thấy mình đứng trên bãi bùn, cùng với cụ Mắm nhìn ngắm con người đang hăng say lao động. Tiếng nói cười và tiếng hát của họ làm bừng sức sống cả một cánh rừng, một khúc sông.
Bài viết được đăng tải trên ấn phẩm Tết TNTP Chủ Nhật, số 36 năm 2024, mời các bạn độc giả mua báo đón đọc nhé!
Còn nhiều bài viết hay, hấp dẫn, các câu chuyện thú vị đang chờ đón bạn khám phá tại ấn phẩm TNTP Chủ nhật. Nếu bạn quan tâm có thể mua báo và đọc trực tuyến tại cửa hàng trực tuyến của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng nhé! |